• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
HĐND tỉnh Kon Tum và HĐND tỉnh Chăm-pa-sắc trao đổi kinh nghiệm    Họp Ban chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025    Chương trình cà phê Doanh nghiệp-Doanh nhân tháng 5    Thường trực Tỉnh ủy làm việc về tình hình triển khai một số dự án trên địa bàn tỉnh    Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh   

Kinh tế

Kon Rẫy: Hướng mở từ trồng cây bắp làm thức ăn cho gia súc

27/09/2017 06:27

Được sự kết nối của UBND huyện Kon Rẫy, Công ty CP Dược liệu và Thực phẩm Măng Đen đã ký kết hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây bắp làm thức ăn cho gia súc với 17 hộ dân tại 2 xã: Đăk Tờ Lung và Tân Lập. Qua gần ba tháng triển khai trồng thí điểm, đến nay, Công ty tiến hành thu mua và bước đầu mô hình này đã đem lại tín hiệu vui cho bà con nơi đây.

Gia đình bà Nguyễn Thị Hậu trú tại thôn 4 làng Kon Măng Tu, xã Đăk Tờ Lung trong mấy ngày qua đã thuê mướn hơn 10 nhân công lao động để thu hoạch vườn bắp rộng khoảng 3 sào cho Công ty CP Dược liệu và Thực phẩm Măng Đen làm thức ăn gia súc đúng như kế hoạch hợp đồng đã ký. Tuy vất vả, nhưng gia đình bà cảm thấy rất vui và phấn khởi, vì sản phẩm làm ra được Công ty thu mua tại ruộng, cân xong thanh toán tiền ngay.

Bà Hậu cho hay: Được sự quan tâm của chính quyền địa phương và lãnh đạo Công ty tạo điều kiện, chúng tôi thấy mô hình này mang lại hiệu quả. Vì so với cây mì và các loại cây trồng khác, cây bắp làm thức ăn cho gia súc được trồng trong thời gian ngắn hơn, công lao động ít hơn và thu nhập cao hơn. Mong muốn của bà con chúng tôi là làm tiếp các vụ sau.

Theo tính toán của bà Hậu, mỗi vụ thu được từ 25-30 tấn bắp cây/ha và bán được từ 20 - 25 triệu đồng. Mỗi năm, người dân sản xuất 4 vụ, nên sẽ bán được từ 80 - 100 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, công làm cỏ ít, vì cây bắp trồng với mật độ dày, khi mới cao 0,5m đã kín đất, cỏ dại không thể mọc được. Sau khi trừ các chi phí đầu tư sẽ lãi ròng từ 45-60 triệu đồng/ha/năm.

Ông Nguyễn Trọng Phấn - Chủ tịch UBND xã Đăk Tơ Lung cho biết: Khi có chủ trương thực hiện mô hình này, UBND xã đã tiến hành rà soát nhu cầu, đồng thời triển khai tuyên truyền vận động bà con tổ chức thực hiện. Đến nay, 9 hộ dân tại thôn Kon Măng Tu đã đầu tư sản xuất được gần 5ha. Để tạo điều kiện cho bà con thuận lợi trong quá trình thực hiện mô hình này, UBND xã đã phân công cán bộ kỹ thuật thường xuyên phối hợp với Công ty từ công tác chuẩn bị đất để trồng cho đến thu mua sản phẩm.

Ông Phấn cho biết thêm: Đây là vụ đầu tiên người dân xã Đăk Tơ Lung tiếp cận với mô hình mới, được Công ty hỗ trợ hoàn toàn việc cày bừa, thuốc diệt cỏ ban đầu, đầu tư hạt giống, phân bón và kỹ thuật.

Thu hoạch bắp tại thôn 3, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy

 

Cũng như ở xã Đăk Tờ Lung, năm nay, 8 hộ dân xã Tân Lập đã trồng dược gần 10ha. Kết quả vụ trồng vừa qua cho thấy, việc chuyển đổi đất trồng lúa, hoa màu kém hiệu quả sang thâm canh cây bắp làm thức ăn cho gia súc có hiệu quả cao hơn. Với ưu điểm về thời gian sinh trưởng ngắn, mỗi năm người dân có thể sản xuất được 4 vụ, do đó sẽ làm tăng rõ rệt hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích đất.

Ông Hoàng Đình Hiếu - Trưởng bộ phận sinh dưỡng của Công ty cho biết: Để phục vụ chăn nuôi đàn dê sữa tại huyện Kon Plông, từ đầu năm 2017, được sự đồng ý của UBND huyện Kon Rẫy, Công ty đã thực hiện mô hình trồng cây bắp làm thức ăn gia súc tại Đăk Tờ Lung và Tân Lập. Trong quá trình thực hiện mô hình này, Công ty đã được bà con đồng tình ủng hộ và tham gia đạt hiệu quả cao.

Qua hơn 80 ngày trồng tỉa, cây bắp cho thu hoạch với năng suất ước ban đầu đạt từ 50-60 tấn/ha. Hình thức thu mua là Công ty đưa xe xuống tận ruộng, toàn bộ chi phí vận chuyển Công ty chịu và thu mua với giá 700 đồng/kg, hỗ trợ 30 ngàn đồng/ tấn bốc vác, chuyển lên xe.

Bước khởi đầu về trồng bắp lấy thân cây làm thức ăn cho gia súc đã mở ra một hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Kon Rẫy, đem đến cơ hội tăng thu nhập cho người nông dân và góp phần xóa nghèo bền vững tại địa phương.

Bài và ảnh: Nguyên Hà

   

Các tin khác

  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • Hoàn thành đầu tư xây dựng kè chống sạt lở Đăk Snghé
  • Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
  • Thu nhập cao nhờ mô hình nuôi côn trùng
  • Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Gia Lai – Kon Tum thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X, năm 2025
  • Chương trình “Tuổi trẻ Kon Tum – Hành trình tình nguyện theo dấu chân Bác”
  • HĐND tỉnh Kon Tum và HĐND tỉnh Chăm-pa-sắc trao đổi kinh nghiệm
  • “Khi Tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau”
  • [INFOGRAPHIC] Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
  • Bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm gắn với du lịch
  • Luân chuyển cán bộ: Xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”
  • Vụ rừng bị phá ở huyện Ia H’Drai: Tiến hành khám nghiệm hiện trường, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by