Sáng 24/4, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh tổ chức khai giảng Lớp tập huấn khởi nghiệp với chủ đề phát triển ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong thời đại số nhằm triển khai thực hiện Chương trình Hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025.
Trong những năm gần đây, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai, từ đó từng bước chuyển đất đai từ tài nguyên thành nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.
Sáng 23/4, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc gia "Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể".
Với các nhận định về tình trạng hạn hán, thiếu nước có nguy cơ xảy ra cục bộ trong thời gian mùa khô do ảnh hưởng của El Nino, huyện Đăk Tô đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống hạn hán, thiếu nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do hạn hán gây ra.
Thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) triển khai thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Trong quý I/2024, tình hình kinh tế tỉnh có sự phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt cao. Trong đó, khu vực công nghiệp- xây dựng có đóng góp lớn và tiếp tục khẳng định vai trò “đầu tàu” trong tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị đã phân rõ loại hình doanh nghiệp là đơn vị sản xuất kinh doanh với đơn vị thực hiện nhiệm vụ sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; giải quyết tình trạng đất cấp trùng, chồng lấn, lấn chiếm của các hộ gia đình, cá nhân trên lâm phần quản lý; góp phần giải quyết nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho người dân, nhất là đồng bào DTTS.
Trong những tháng đầu năm 2024, hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa nông sản của tỉnh đạt được những kết quả tích cực. Đây là “tín hiệu lạc quan”, mở ra nhiều kỳ vọng cho xuất khẩu nông sản trong năm 2024.
Phát triển nông nghiệp hữu cơ là hướng đi mang lại sự phát triển bền vững dần được các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh quan tâm trong những năm gần đây. Sau nhiều nỗ lực, đến nay tỉnh ta đã có các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ bước đầu khẳng định được thương hiệu, giá trị.
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh tích cực triển khai các cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Ngân hàng Trung ương trong các hoạt động tiền tệ, ngân hàng. Qua đó, góp phần đảm bảo hiệu quả cung cấp tín dụng ở những lĩnh vực đột phá, trọng điểm để tạo nguồn lực phát triển bền vững kinh tế- xã hội (KT-XH).
Theo thông tin từ Phòng Kinh tế thành phố Kon Tum, hiện tại, trên địa bàn thành phố có 117 giếng đào bị khô hạn, làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của 116 hộ dân xã Hòa Bình và phường Trần Hưng Đạo, 1 điểm trường tiểu học của Trường Tiểu học-Trung học cơ sở Trần Hưng Đạo.
4 dự án đầu tư trọng điểm do Sở Giao thông Vận tải và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp tỉnh làm chủ đầu tư đang gặp nhiều khó khăn trong triển khai. Vì vậy, các chủ đầu tư mong muốn sớm được gỡ vướng, nếu không muốn rơi vào tình trạng buộc phải trả vốn cho Trung ương.
Dù có lúc thăng lúc trầm, nhưng kinh tế tập thể, mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX), vẫn được bà con nông dân trao gửi niềm tin vì đã phát huy vai trò đặc biệt quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế-xã hội, nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Nhằm khai thác, phát huy hiệu quả quỹ đất và lao động sẵn có, thời gian qua, các ngành chức năng và các địa phương trên địa bàn tỉnh quan tâm triển khai, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn để nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Hiện nay, tỉnh ta đang bước vào cao điểm của mùa khô với thời tiết nắng nóng kéo dài, dự báo cháy rừng ở nhiều địa phương trong tỉnh đang ở cấp V- cấp cực kỳ nguy hiểm. Trước diễn biến thời tiết như vậy, lực lượng kiểm lâm tỉnh phối hợp với các đơn vị, địa phương tập trung thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra cháy rừng và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.