Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là nghĩa vụ pháp lý bắt buộc, cũng là một trong những bước chuẩn bị rất quan trọng trước khi triển khai các dự án đầu tư.
Mô hình nuôi lươn không bùn được Hội Nông dân xã Hơ Moong (huyện Sa Thầy) triển khai trong thời gian qua bước đầu đạt hiệu quả, cho thu nhập cao, có triển vọng để nhân rộng trên địa bàn.
Vài cơn mưa dông không thể làm các cánh rừng đang khô khát “hạ nhiệt”. Và những người làm nhiệm vụ canh lửa giữ rừng vẫn chưa được phép lơ là, lơi lỏng.
Rừng khộp nằm ở xã Đăk Kan (huyện Ngọc Hồi) là một trong những khu rừng đóng vai trò quan trọng hệ sinh thái rừng tự nhiên của Vườn Quốc gia Chư Mom Ray. Để rừng khộp được phát triển ổn định, thời gian qua, lực lượng chức năng và người dân địa phương nỗ lực triển khai các giải pháp bảo vệ khu rừng này.
Thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam -Chi nhánh tỉnh Kon Tum (Agribank Kon Tum) đã phối hợp với Hội Nông dân, Hội LHPN các cấp trên địa bàn tỉnh triển khai rộng khắp mô hình cho vay qua tổ vay vốn. Mô hình cho vay qua tổ vay vốn đã thực sự trở thành kênh chuyển tải vốn tín dụng nhanh chóng, chính xác, hiệu quả, an toàn đến đông đảo người dân khu vực nông thôn.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có các khu công nghiệp (KCN): Hòa Bình, Sao Mai, Khu II (thuộc Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y), Đăk Tô và KCN sản xuất, chế biến dược liệu tập trung (huyện Đăk Tô) với tổng diện tích hàng trăm hécta. Hiện, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh đã và đang triển khai các giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại ở các KCN trên địa bàn mà đoàn giám sát của HĐND tỉnh đã chỉ ra, nhằm giúp các KCN phát huy hiệu quả.
UBND tỉnh vừa có văn bản yêu cầu các cấp, các ngành liên quan, các đơn vị chủ rừng tiếp tục tăng cường triển khai các giải pháp quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).
Năm 2024, thành phố Kon Tum được phân bổ nguồn vốn 787 tỷ đồng (333 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách trung ương, 433 tỷ đồng vốn đầu tư phân cấp quyết toán tại ngân sách thành phố, 20 tỷ đồng vốn chương trình MTQG). Thành phố đã phân bổ cho các xã phường, ưu tiên tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị; đồng thời chỉ đạo các chủ đầu tư, nhà thầu thi công các dự án đến đâu hoàn thành hồ sơ đến đó để giải ngân vốn đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Ngày 2/5, UBND tỉnh ban hành văn bản số 1494/UBND-KTTH về việc triển khai Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 26/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu.
Theo thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh, trong những ngày qua, tình hình thời tiết diễn biến bất thường, nắng nóng kéo dài, khô hạn khiến nhiều địa phương có nguy cơ xảy ra cháy rừng ở cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm.
Từ sau thống nhất đất nước đến nay, đặc biệt, sau 33 năm thành lập lại tỉnh, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế của tỉnh từng bước ổn định và phát triển mạnh mẽ. Đây là nền tảng vững chắc, tạo thế và lực để tỉnh ta tiếp tục hiện thực hóa mục tiêu và khát vọng phát triển nhanh, bền vững.
Kết thúc quý I/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh tuy có được cải thiện hơn so với cùng kỳ năm 2023, nhưng cũng chỉ đạt mức trung bình so với cả nước. Thực tế này đòi hỏi cần có quyết tâm hơn nữa để giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt kết quả cao nhất (trên 95%).
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến ngày càng thất thường, thiên tai phức tạp, khó lường, nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, các cấp, các ngành của tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống từ sớm, từ xa với phương châm “Chủ động phòng tránh - Đối phó kịp thời - Khắc phục hiệu quả”.
Những năm qua, ngành chức năng và các cấp chính quyền của tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai đã phối hợp, triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (QLBVR&QLLS) chặt chẽ tại vùng giáp ranh giữa 2 tỉnh.
Mặc dù đã có vài cơn mưa, nhưng nắng nóng vẫn tiếp tục nên hơn 60.400ha rừng trên địa bàn huyện Kon Rẫy đều nằm trong cấp cảnh báo nguy hiểm. Vì vậy, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) tiếp tục được chính quyền địa phương và lực lượng chức năng chú trọng.
Từ tháng 12/2023, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Kon Tum phối hợp với các đơn vị, địa phương trên địa bàn thành phố Kon Tum triển khai thực hiện 3 dự án chỉnh trang đô thị, cải tạo và nâng cấp các tuyến đường ở khu vực nội thị của thành phố với tổng giá trị xây lắp hơn 188,1 tỷ đồng.
Trong sản xuất nông nghiệp, liên kết là giải pháp mang lại nhiều lợi ích cho nông dân, doanh nghiệp và Nhà nước, giúp hình thành nền sản xuất lớn, đạt tiêu chuẩn an toàn; từ đó, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường.
Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.