Càng về cuối năm, nhất là khi Tết Nguyên đán đang đến gần, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa càng diễn biến phức tạp, đòi hỏi chính quyền các cấp và các ngành chức năng cần vào cuộc quyết liệt hơn, đồng bộ hơn.
Là yêu cầu của UBND tỉnh tại văn bản số 4197/UBND-NNTN ngày 4/12 nhằm bảo vệ đàn gia súc trước khi vào mùa rét đậm, rét hại, nhất là các huyện Tu Mơ Rông, Kon Plông và Đăk Glei.
Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I tại tỉnh Kon Tum năm 2023 đã khép lại rất thành công để lại ấn tượng tốt đẹp, lưu luyến đối với người dân và bạn bè, du khách trong và ngoài nước. Để có được sự thành công tốt đẹp đó, ngoài sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng với sự vào cuộc tích cực của các sở, ban, ngành, địa phương, với nhiệm vụ của mình, Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) cũng đã nỗ lực hết mình, thực hiện tốt các phương án, kế hoạch đã chuẩn bị từ trước để đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, góp phần không nhỏ vào sự thành công của Ngày hội.
Kinh tế số đang phát triển ngày càng mạnh mẽ. Một trong những biểu hiện cụ thể của kinh tế số là các giao dịch thương mại sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đang dần trở nên phổ biến và được đông đảo người dân ưu tiên lựa chọn; đặc biệt là trên địa bàn thành phố Kon Tum.
Một số công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Sa Thầy bị hư hỏng do bão lũ, thiên tai và do sử dụng đường ống, kênh mương chưa phù hợp với thực tế, không chỉ dẫn đến lãng phí, kém hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến sản xuất của người dân.
Dù toàn tỉnh mới ghi nhận một ổ dịch tả lợn Châu Phi, nhưng các ngành chức năng và chính quyền địa phương cần triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ngay từ bây giờ, không để “nước đến chân mới nhảy”.
Những năm qua, Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) đã tập trung công tác chuyển đổi số, ứng dụng các công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động trong toàn Công ty. Trong đó, có thể kể đến một số công nghệ điển hình trong công tác quản lý vận hành lưới điện như hệ thống điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu SCADA; sửa chữa nóng lưới điện và vệ sinh cách điện bằng nước cách điện áp lực cao; số hóa công tác quản lý kỹ thuật và sửa chữa bảo dưỡng thiết bị theo CBM.
Nhận thức được trồng rừng đem lại lợi ích lâu dài về kinh tế, bảo vệ đất và giữ nguồn nước tự chảy phục vụ đời sống, người dân ở các thôn đồng bào DTTS ở xã Hơ Moong (huyện Sa Thầy) đã và đang tích cực tham gia Dự án trồng rừng sản xuất do Nhà nước hỗ trợ.
Ngày 29/11, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuân ký ban hành Công điện số 02/CĐ-CTUBND chỉ đạo tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Nhờ sự cần cù, chịu khó, ông Phạm Văn Cầu (sinh năm 1964, ở xã Sa Bình, huyện Sa Thầy) được nhiều người biết đến là một trong những điển hình làm kinh tế giỏi với mô hình trồng và chế biến tinh bột từ cây nghệ đỏ, đem lại thu nhập hơn 280 triệu đồng/năm.
Sáng 27/11, Phòng Kinh tế thành phố phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố Kon Tum, UBND phường Thống Nhất kiểm tra, triển khai các giải pháp xử lý, tiêu hủy ổ dịch tả lợn Châu Phi.
Thời gian qua, huyện Kon Plông quan tâm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn vận động nhân dân tận dụng các nguồn vốn nhàn rỗi kết hợp với vốn vay ngân hàng để đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, góp phần tăng thêm thu nhập và nâng cao đời sống gia đình.
Nhiều năm qua, việc lập kế hoạch sử dụng đất hằng năm của các địa phương trên địa bàn tỉnh đều chậm trễ, ảnh hưởng lớn đến việc kêu gọi đầu tư và quyền lợi người dân. Việc tháo gỡ khó khăn, lập kế hoạch sử đúng đất đúng hạn là rất cần thiết.
Cần cù, chăm bẵm, chịu khó tìm tòi học hỏi và sáng tạo trong phát triển kinh tế gia đình, anh Phan Đình Trung đã xây dựng thành công mô hình kinh tế tổng hợp, từ đó vươn lên làm giàu và trở thành gương điển hình dám nghĩ, dám làm.
Thời gian qua, huyện Đăk Glei đã có nhiều nỗ lực trong lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư; huy động mọi nguồn lực để thực hiện cơ chế đầu tư đặc thù trong xây dựng nông thôn mới (NTM), đặc biệt đối với các xã nằm trong lộ trình đạt chuẩn NTM và các thôn thí điểm xây dựng NTM cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
Từ nay đến hết năm, với thời gian ngắn ngủi, tỉnh ta phải thu thêm 1.872 tỷ đồng, nếu muốn hoàn thành dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn được HĐND tỉnh giao. Đây thật sự là bài toán nan giải, nhất là khi các khoản thu chính đều gặp khó.
Các sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Xây dựng, Tư pháp được yêu cầu chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong công tác tham mưu, phối hợp tham mưu liên quan đến quản lý, cấp phép hoạt động khoáng sản.
Dù đã có rất nhiều nỗ lực, tuy nhiên việc triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đăk Tô vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, đối với 2 xã Văn Lem và xã Ngọc Tụ, qua rà soát cho thấy sẽ khó hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới trong năm nay.
Ngày 23/11, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kiến thức về cải thiện môi trường kinh doanh, công tác hỗ trợ doanh nghiệp đối với cán bộ, công chức, viên chức chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh”.
Sáng 22/11, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Kon Tum (Agribank Kon Tum) tổ chức Lễ trao thưởng Chương trình tiết kiệm dự thưởng “Rinh lộc thịnh vượng cùng Agribank Kon Tum” cho các khách hàng trúng thưởng.
Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.