• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Thường trực Tỉnh ủy làm việc về tình hình triển khai một số dự án trên địa bàn tỉnh    Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát   

Kinh tế

Đăk Glei: Thu hút đầu tư vào nông nghiệp, năng lượng và du lịch

24/12/2023 06:40

Được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, huyện Đăk Glei có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng và du lịch. Trên cơ sở đó, huyện Đăk Glei đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vào đầu tư trên địa bàn, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương.

Thời gian qua, huyện Đăk Glei đã khẳng định được thế mạnh trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp với việc phát triển đa dạng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Riêng năm 2023, giá trị sản xuất lĩnh vực nông nghiệp đạt 1.508 tỷ đồng, đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế trên địa bàn. Đến nay, huyện Đăk Glei có tổng diện tích cây cà phê là 1.892,4ha, cây cao su 1.866ha, cây mắc ca 445ha, cây ăn quả 428,1ha, diện tích trồng sâm Ngọc Linh là 41,2ha, cây dược liệu khác 984,9ha.

Bà Y Thanh- Chủ tịch UBND huyện Đăk Glei cho biết: Huyện Đăk Glei có nhiều tiềm năng, lợi thế về tài nguyên đất đai, nguồn nước, nguồn nhân lực và điều kiện khí hậu phù hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nhất là cây cà phê xứ lạnh, sâm Ngọc Linh, sâm dây, mắc ca. Vùng nguyên liệu lớn, đa dạng là lợi thế để huyện Đăk Glei đẩy mạnh kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các khâu sản xuất, thu mua, chế biến và chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp. Trên thực tế, đã có nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và tạo ra doanh thu, lợi nhuận lớn. Qua đó, giúp người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đăk Glei tiêu thụ sản phẩm, có việc làm và thu nhập ổn định, góp phần vào công tác giảm nghèo bền vững, đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Các doanh nghiệp tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Diễn đàn kết nối du lịch, thương mại và đầu tư do UBND huyện Đăk Glei tổ chức. Ảnh: TL

 

Bên cạnh đó, huyện Đăk Glei đang đẩy mạnh thu hút đầu tư về chăn nuôi, tập trung vào phát triển đàn trâu, bò tại các xã biên giới Đăk Blô, Đăk Nhoong; phát triển các trang trại nuôi heo theo công nghệ mới tại các xã Đăk Man, Đăk Long, Đăk Blô, Đăk Môn, Xốp, Đăk Choong và Đăk Kroong.

Với ưu thế về địa lý, khí hậu và môi trường, huyện Đăk Glei là nơi có “điều kiện lý tưởng” cho việc khai thác, phát triển nuôi trồng các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao. Hiện tại, việc khai thác và khoanh nuôi cá niêng tự nhiên được triển khai tại xã Đăk Choong, mang lại hiệu quả kinh tế cao; các xã Đăk Man, Mường Hoong, Ngọc Linh có nguồn nước lạnh phù hợp với việc đầu tư phát triển các loại cá nước lạnh như cá tầm, cá niêng.

Huyện Đăk Glei cũng có tiềm năng lớn về thủy điện, điện gió, điện mặt trời. Trên địa bàn huyện hiện có 19 dự án thủy điện được quy hoạch có tổng quy mô công suất 195,6 MW. Trong đó, Dự án thủy điện Đăk Pru 1 hoàn thành phát điện vào tháng 12/2018; Dự án thủy điện Đăk Mi (xã Đăk Choong) đạt khối lượng thi công khoảng 60%, dự kiến hoàn thành và phát điện vào cuối năm 2024; 14 dự án đã có chủ trương khảo sát, đầu tư thủy điện với tổng quy mô công suất 173,6 MW và 3 dự án chưa có chủ trương đầu tư với công suất 15 MW.

Hiện nay, huyện Đăk Glei có 5 dự án điện gió (trong đó có 1 dự án đã cơ bản hoàn thành, các dự án còn lại đang trong thời gian khảo sát, lập thủ tục xin chủ trương đầu tư); 1 dự án điện sinh khối đang tiến hành khảo sát. Ngoài ra, Điện lực Đăk Glei đã tiến hành lắp đặt 29 hệ thống điện mặt trời áp mái cho khách hàng có nhu cầu, góp phần tăng tỷ trọng khai thác, sử dụng năng lượng tái tạo trên địa bàn huyện.

Huyện Đăk Glei đẩy mạnh thu hút đầu tư vào du lịch. Ảnh: Nguyễn Ban

 

Đăk Glei có nhiều cảnh quan thiên thiên hấp dẫn, các di tích văn hóa, lịch sử để phát triển du lịch sinh thái, du lịch gắn với văn hóa, lịch sử, thắng cảnh, cộng đồng, nông nghiệp, nông thôn, tạo thành các sản phẩm du lịch độc đáo, mang tính đặc thù của địa phương. Huyện có hệ thống thác ghềnh hùng vĩ như thác Đăk Chè (xã Đăk Man), thác Đăk Ruồi (thị trấn Đăk Glei), thác Đăk Long (xã Đăk Long); có 1 di tích được xếp hạng quốc gia (Ngục Tố Hữu).

Bà Y Thanh- Chủ tịch UBND huyện Đăk Glei chia sẻ: Huyện Đăk Glei đang đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch, mời gọi đầu tư với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, đưa lĩnh vực du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện nhằm tạo ra nhiều việc làm mới, thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực khác và là điểm đến du lịch hấp dẫn của tỉnh. Địa phương đang tích cực hỗ trợ Công ty Cổ phần Ecogreen Phú Quốc trong việc khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư “Dự án tổ hợp khu bảo tồn sinh thái kết hợp du lịch trải nghiệm Đăk Long”.

Đáng chú ý, huyện Đăk Glei đã tổ chức thành công Diễn đàn kết nối du lịch, thương mại và đầu tư vào ngày 9/12/2023, thu hút nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia tìm hiểu cơ hội và hợp tác đầu tư trên địa bàn.

Với những tiềm năng, thế mạnh, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, hy vọng rằng, công tác thu hút, xúc tiến đầu tư trên địa bàn huyện Đăk Glei sẽ gặt hái được nhiều thành công, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện trong thời gian đến.                         

Tấn Lộc

   

Các tin khác

  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • Hoàn thành đầu tư xây dựng kè chống sạt lở Đăk Snghé
  • Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
  • Thu nhập cao nhờ mô hình nuôi côn trùng
  • Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Gia Lai – Kon Tum thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước
  • Sở Nông nghiệp và Môi trường: Đưa công nghệ thông tin vào sản xuất nông nghiệp
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Tri ân những người ngã xuống
  • Nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại
  • “Bước tiến” mới trong cải cách hành chính
  • Thường trực Tỉnh ủy làm việc về tình hình triển khai một số dự án trên địa bàn tỉnh
  • Đại hội Đảng bộ Công ty 78 lần thứ VII
  • Ban Chỉ đạo 515 tỉnh tổ chức Lễ đón Đội K53 về nước
  • Quốc hội thảo luận Dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
  • Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Y Ngọc trao cây giống sầu riêng cho các hộ đồng bào DTTS

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by