Theo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, thông qua sự phối hợp từ chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức, đơn vị liên quan và người dân trên địa bàn tỉnh, đến thời điểm này, việc thu và chi tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) luôn kịp thời, đúng quy định.
Giữ nguồn genne sâm Ngọc Linh thuần chủng, không bị lai tạp đang là cuộc chiến gian nan và lâu dài, nhất là khi cây sâm giả len lỏi vào các vườn sâm, được trồng như sâm Ngọc Linh.
Xác định việc đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công và các chương trình mục tiêu quốc gia trong năm 2022 có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, huyện Tu Mơ Rông tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, hoàn thành việc giải ngân vốn đầu tư công theo kế hoạch đề ra.
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và đầu tư phát triển đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, góp phần tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đó là nội dung chỉ đạo của đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn tại văn bản số 3703-UBND/KTTH của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại Thông báo số 606-TB/TU ngày 28/10/2022.
Thời gian qua, nhờ triển khai thực hiện có hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách, nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có công cách mạng... trên địa bàn huyện Ngọc Hồi có điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, có việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.
Phát triển có hiệu quả các ngành, lĩnh vực, các sản phẩm ưu tiên, đảm bảo bền vững là mục tiêu quan trọng của huyện Đăk Glei. Trong đó, huyện chú trọng thu hút, kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng, lợi thế của địa phương nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Phát triển hợp tác xã, xét cho cùng, không phải “góp công góp của” của nhiều người thành “của chung”, mà là tạo ra sức mạnh đa chiều từ tinh thần hợp tác. Hay đúng hơn, không có tinh thần hợp tác thì không có hợp tác xã, mà muốn hợp tác xã thành công thì phải có tư duy, tinh thần hợp tác.
Giai đoạn 2021-2025, trên địa bàn tỉnh ta có 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) được thực hiện (chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi). Hiện nay, các cấp, các ngành, địa phương kịp thời chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt, huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào cuộc, nhằm thực hiện có hiệu quả các chương trình này.
Tu Mơ Rông được nhiều người biết đến là thủ phủ dược liệu của tỉnh, đặc biệt, nơi đây cũng là thủ phủ của Quốc bảo- sâm Ngọc Linh. Quyết tâm tận dụng tiềm năng thế mạnh về dược liệu, những năm gần đây, bà con đồng bào Xơ Đăng nơi đây đã ý thức việc phát huy lợi thế về dược liệu, đặc biệt là sâm Ngọc Linh nên đã có không ít hộ vươn lên khá giàu. Tuy nhiên, cũng còn nhiều người chưa thật mạnh dạn vì nếp nghĩ hoặc do chưa có điều kiện để bứt phá vươn lên.
“Sa Loong sẽ “về đích” nông thôn mới vào cuối năm 2022”, đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Hữu Bảng - Chủ tịch UBND xã Sa Loong (huyện Ngọc Hồi) về mục tiêu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở xã Sa Loong.
Khai thác tiềm năng và lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc, các chủ thể trên địa bàn tỉnh đã và đang tập trung xây dựng, phát triển các sản phẩm OCOP nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch văn hóa nhằm thu hút khách du lịch, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động vùng nông thôn.
Thời gian qua, Agribank Kon Tum chú trọng đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử, hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030 của Chính phủ.
Ngay từ thời điểm này, các lực lượng chức năng, đơn vị chủ rừng trên địa bàn huyện Đăk Tô đã chủ động triển khai công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) mùa khô 2022-2023 nhằm bảo vệ an toàn cho những cánh rừng.
Ngày 27/10, ông Nguyễn Văn Đang- Chánh Văn phòng HĐND-UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, trước tình trạng sâm Ngọc Linh bị kẻ gian đột nhập, nhổ trộm vừa xảy ra trên địa bàn, UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo các lực lượng chức năng và các xã trên địa bàn tăng cường triển khai các biện pháp quản lý, bảo vệ sâm Ngọc Linh.
Ngày 27/10, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) tổ chức Hội thảo tuyên truyền và hướng dẫn các kỹ năng ứng phó khi động đất xảy ra. Tham dự Hội thảo có đại diện các sở, ban, ngành, huyện, thành phố, các doanh nghiệp thuỷ điện.
UBND tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng hệ thống tháp báo lũ trên địa bàn các huyện Ia H’Drai, Sa Thầy và Kon Rẫy với tổng kinh phí khoảng 487 triệu đồng.
Sau một năm triển khai, Nghị quyết 128/-NQCP ngày 11/10/2021 của Chính phủ và Kế hoạch số 3819/KH-UBND ngày 23/10/2021 thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP đã khẳng định đây là bước chuyển hướng chiến lược tạo nên những kỳ tích.
Năm 2022, huyện Đăk Glei bắt đầu thực hiện theo Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Yêu cầu các tiêu chí trong giai đoạn mới cao hơn nên một số xã đã rớt các tiêu chí, đặc biệt là các xã nằm trong lộ trình phấn đấu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.