Năm 2022, huyện Đăk Glei bắt đầu thực hiện theo Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Yêu cầu các tiêu chí trong giai đoạn mới cao hơn nên một số xã đã rớt các tiêu chí, đặc biệt là các xã nằm trong lộ trình phấn đấu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Phương thức chăn nuôi lạc hậu, thả rông, chưa quan tâm khai thác giá trị kinh tế từ việc chăn nuôi gia súc vẫn là cách làm phổ biến trong đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa. Do đó, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” trong chăn nuôi của đồng bào DTTS đang là việc làm được chính quyền các địa phương và ngành Nông nghiệp chú trọng.
Sáng 26/10, Cục thuế tỉnh tổ chức Chương trình “Hóa đơn may mắn” quý II, năm 2022. Đây là lần bốc thăm đầu tiên từ khi chương trình được Cục thuế tỉnh phát động tổ chức từ đầu tháng 10/2022.
Triển khai Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” (Cuộc vận động), Đảng ủy, chính quyền xã Đăk Pne (huyện Kon Rẫy)đã triển khai nhiều mô hình, cách làm giúp người dân thay đổi trong trồng trọt, chăn nuôi, bỏ dần các hủ tục, phong tục không còn phù hợp. Từ đó, giúp đời sống kinh tế người dân ngày càng cải thiện.
Những năm qua, bằng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và sự đồng lòng, tham gia đóng góp của người dân, hạ tầng giao thông ở các vùng nông thôn trên địa bàn huyện Sa Thầy được nâng cấp đồng bộ, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, đi lại của người dân và giúp diện mạo các vùng nông thôn đổi thay, khởi sắc.
Với lợi thế của tỉnh là có nhiều ao hồ và các hồ thủy điện, thủy lợi có diện tích mặt nước lớn, những năm qua, ngành Nông nghiệp-Phát triển nông thôn và nhiều địa phương chú trọng vận động, hỗ trợ người dân phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
Mặc dù đã kiến nghị nhiều lần thế nhưng đến nay, hàng chục hộ dân ở 3 thôn Tân Ba, Đăk Sông, Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) có diện tích đất sản xuất bị thiệt hại, bồi lấp trong quá trình xây dựng thủy điện vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ.
Trên địa bàn huyện Ngọc Hồi hiện có 10 tổ hợp tác (THT), thu hút hơn 70 tổ viên và người lao động tham gia; 20 hợp tác xã (HTX) với 350 thành viên và người lao động. Nhìn chung, các THT, HTX trên địa bàn từng bước phát huy hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động tại địa phương, đóng góp vào phát triển kinh tế của địa phương.
Năm 2022 là năm đầu triển khai thực hiện, đánh giá xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 với nhiều nội dung, chỉ tiêu, tiêu chí yêu cầu tương đối cao. Điều này đặt ra nhiều thách thức với các địa phương trong quá trình thực hiện chương trình, đặc biệt là thu nhập và nghèo đa chiều.
Những năm qua, tỉnh ta đặc biệt chú trọng đầu tư nguồn vốn tín dụng chính sách để thực hiện giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội cho các đối tượng có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đặc biệt là đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa.
Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế tập thể (KTTT) của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, KTTT mà nòng cốt là các hợp tác xã (HTX), nhất là các HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động.
Sau thời gian thanh tra, UBND tỉnh đã có kết luận thanh tra chính thức đối với 25 dự án đầu tư trên địa bàn huyện Kon Plông. Kết quả cho thấy còn nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, nhiều chủ trương đầu tư tiến độ triển khai thực hiện chậm, vi phạm các quy định của pháp luật cần phải khắc phục trong thời gian tới.
Thời gian qua, các địa phương cơ sở của huyện Đăk Hà tiến hành lồng ghép, sử dụng hiệu quả nguồn lực của Nhà nước để tổ chức quản lý, khai thác, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi, đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất cho người dân, góp phần hoàn thành, củng cố tiêu chí thủy lợi và phòng, chống thiên tai trong xây dựng nông thôn mới.
Buôn lậu, gian lận thương mại sẽ “như nấm mùa mưa” trong các tháng cuối năm, nếu như chính quyền, các ngành chức năng và toàn xã hội không quyết liệt hơn trong đấu tranh, ngăn chặn.
Sáng 18/10, tại xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông phối hợp với Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum tổ chức trao 10.000 cây sâm Ngọc Linh cho các hộ nghèo trên địa bàn. Toàn bộ cây sâm giống do Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum hỗ trợ, trị giá hơn 3 tỷ đồng. Đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng Tháng hành động “Vì người nghèo” nhằm tạo sinh kế cho hộ nghèo vươn lên ổn định cuộc sống, từng bước thoát nghèo bền vững.
Huyện Sa Thầy đang chỉ đạo các địa phương vận động người dân trên địa bàn cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế- xã hội địa phương.
Cải tạo vườn tạp, đưa các loại cây phù hợp, có giá trị kinh tế cao vào trồng nhằm khai thác, phát triển kinh tế vườn là hướng đi đang được các cấp, các ngành và các địa phương chú trọng thực hiện. Điều này, vừa giúp nâng cao thu nhập cho người dân, vừa góp phần tạo diện mạo nông thôn khang trang, hiện đại hơn, phù hợp với định hướng xây dựng nông thôn mới.
Phát huy lợi thế diện tích đất đồi rừng, người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tỉnh ta đã xác định đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, trong đó trọng tâm là phát triển các trang trại chăn nuôi tập trung gắn với vệ tinh là các hộ gia đình nhằm khai thác và phát huy tiềm năng lợi thế so sánh của tỉnh. Với những kết quả đạt được trong phát triển chăn nuôi thời gian qua đã tạo điều kiện cho nông dân từng bước tiếp cận và ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.
Trước tình hình mưa lớn đang diễn ra trên địa bàn tỉnh, để bảo đảm an toàn cho các công trình thủy lợi, đề phòng ngập lụt, úng, giảm thiểu thiệt hại do mưa gây ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Công văn (số 3083/SNN-QLXDCT) đề nghị UBND các huyện, thành phố; các đơn vị khai thác, quan lý công trình thủy lợi tổ chức thực hiện tốt các phương án bảo đảm an toàn cho công trình, vận hành tiêu nước phục vụ sản xuất, dân sinh khi có ngập lụt úng xảy ra.
Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.