• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát    6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025   

Kinh tế

Giảm nghèo bền vững

02/12/2022 13:06

Giảm nghèo từ lâu đã là bài toán khó, giảm nghèo bền vững còn khó khăn gấp nhiều lần, bởi không có phương pháp nào chung để áp dụng cho việc thoát nghèo. Nhưng thực tế cho thấy, chúng ta đã và đang có lời giải đúng.

Từ năm 2009 đến năm 2021, tôi lên làng chài ở lòng hồ thủy điện Sê San 4 (xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai) đủ nhiều để nhìn rõ những sự thay đổi nơi đây.

Sở dĩ lấy mốc năm 2009 là vì đây là năm các hộ gia đình lang thang kiếm sống trên nhiều sông hồ tụ về lòng hồ thủy điện Sê San 4. Không có đất, không có nghề nghiệp, không giấy tờ tùy thân, tài sản chỉ có con thuyền và mấy tay lưới, các gia đình vật vã trong cuộc mưu sinh.

Nhưng với sự quan tâm đặc biệt của tỉnh và chính quyền địa phương, những khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính từng bước được tháo gỡ, hầu hết người dân ở làng chài đã có hộ khẩu, được cấp đất làm nhà trên bờ, con em được đến trường học hành đàng hoàng.

Với sự quan tâm đặc biệt của chính quyền địa phương, đời sống người dân làng chài Sê San đã sang trang. Ảnh: HL

 

Với tinh thần nỗ lực vượt khó, chỉ vài năm sau, làng chài đã khoác lên mình “áo mới”. Nhà nào cũng nuôi cá lồng, chủ yếu là cá thác lác cườm, lăng đuôi đỏ, trắm cỏ, bống, lóc bông; nhiều nhà nuôi được vịt, trồng được rau xanh. Đặc biệt, nhà nào cũng dùng pin mặt trời; có nhà sắm được ti vi và dàn karaoke.

Thêm mấy năm nữa, đời sống khấm khá thấy rõ. Gia đình nào cũng có nhà trên bờ, nhà bè dưới hồ, cung cách làm ăn cũng thay đổi. Được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính quyền, các ngành chức năng, người dân làng chài bắt đầu khai thác tiềm năng du lịch, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Hợp tác xã nghề cá Sê San- đại diện cho cách làm ăn kiểu mới, với nòng cốt là cư dân làng chài, ra đời; thương hiệu cá nước ngọt Sê San hình thành; làng chài đã có sản phẩm OCOP.

Mới đây tôi gặp anh Đặng Văn Thuộc, một cư dân làng chài giỏi tính toán làm ăn. Dù cho có cố gắng thế nào tôi cũng không thể tìm được nét tương quan giữa anh Thuộc bặt thiệp, tự tin, sôi nổi đang ở trước mặt mình với anh Thuộc gầy gò, đen đúa, rụt rè khi gặp người lạ trước kia.

Trong câu chuyện, anh nói về công việc, về cuộc sống của dân làng chài hiện nay và chia sẻ những ấp ủ, dự định đầu tư táo bạo nhưng đầy khả thi về phát triển du lịch, mở rộng mô hình nuôi cá lồng của mình. 

Tất nhiên là tôi bày tỏ sự khâm phục của mình đối với sự phát triển của làng chài, và cho những người làm nên sự phát triển ấy.

Nhưng theo anh Thuộc, nỗ lực của người dân làng chài sẽ không đem lại kết quả hôm nay, nếu như thiếu đi sự quan tâm đặc biệt từ chính quyền và các ngành chức năng.

Năm 2022, dự kiến giảm được 4,31% hộ nghèo. Ảnh: H.L

 

Kể ra câu chuyện trên để thấy rằng, với người nghèo, điều họ cần không phải là những lời văn hoa đầy nhiệt huyết mà là những hành động thực sự có thể tạo ra  thay đổi căn bản trong đời sống của họ.

Và để tạo ra sự thay đổi cơ bản, chắc chắn phải có những chính sách đồng bộ, là kết quả của việc khảo sát, nghiên cứu, quy hoạch thực tế. Nếu không, người dân sẽ vẫn no vài giờ, ấm vài ngày và nghèo một đời. 

Trong những năm qua, tỉnh và các ngành, tổ chức chính trị-xã hội đã tổ chức thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách giảm nghèo cho người dân, như hỗ trợ bảo hiểm y tế; miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; hỗ trợ tiền điện, trợ giúp pháp lý; hỗ trợ đào tạo nghề, kết nối việc làm; hỗ trợ nhà ở, nước sạch và vệ sinh; giảm nghèo về thông tin.

Kết quả là tỷ lệ hộ ghèo, cận nghèo của tỉnh giảm đều qua các năm. Chỉ tính riêng giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 3,84%/năm; bình quân tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm 6,67%/năm.  Năm 2021, tỷ lệ giảm hộ nghèo là 4,11%.

Năm 2022 là năm đầu tiên thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, cùng với việc ban hành hàng loạt văn bản chỉ đạo triển khai Chương trình, tỉnh đặc biệt quan tâm bố trí nguồn lực thực hiện. Đã có gần 300 tỷ đồng được bố trí để  thực hiện các chính sách giảm nghèo, trong đó vốn Trung ương giao năm 2022 là 265,917 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương 32,497 tỷ đồng.

Theo báo cáo sơ bộ của các huyện, thành phố (đến ngày 11/11/2022), toàn tỉnh còn 16.142 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 11,01% tổng số hộ dân toàn tỉnh, ước giảm 4,31%, đạt 107% so với kế hoạch.

Kết quả trên có ý nghĩa rất to lớn, khẳng định ý chí, quyết tâm cao của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh trên hành trình giảm nghèo bền vững.

Tất nhiên, bức tranh giảm nghèo vẫn còn đó những “gam màu xám”. Đó là  có địa hình phức tạp, hiểm trở, chia cắt, cơ sở hạ tầng thấp kém, giao thông đi lại rất khó khăn, gây bất lợi cho quá trình giảm nghèo bền vững.

Sinh kế của người dân, nhất là đồng bào DTTS phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông - lâm nghiệp. Trong khi thiên tai ngày càng khó lường, khiến sản xuất nông lâm nghiệp chịu nhiều rủi ro.

Thực tế cho thấy, chỉ cần một cơn bão hay đợt hạn hán nặng là sản xuất nông nghiệp sẽ thiệt hại nặng, dẫn đến nguy cơ tăng tỉ lệ hộ nghèo, hoặc tái nghèo.

Bên cạnh đó, trình độ thấp, thiếu vốn đầu tư, đông con, "căn bệnh ỷ lại" còn bám rễ trong nhận thức của rất nhiều hộ nghèo cũng là những rào cản cần tháo gỡ.

Người nghèo cần những chính sách hỗ trợ hiệu quả, thiết thực. Ảnh: HL

 

Giảm nghèo từ lâu đã là bài toán khó, giảm nghèo bền vững còn khó khăn gấp nhiều lần, bởi không có phương pháp nào chung để áp dụng cho việc thoát nghèo.

Nhưng theo các chuyên gia, tựu chung lại sẽ có 2 vấn đề. Thứ nhất, đầu tư và dành tỷ lệ đầu tư lớn cho nông nghiệp và khu vực nông thôn, bao gồm hệ thống thủy lợi, giao thông, điện, tín dụng; cơ chế, chính sách hỗ trợ hộ nghèo đa dạng hóa các loại hình sinh kế.

Thứ hai, chính quyền, ngành chức năng có nhận thức đúng đắn, thống nhất trong hoạch định và thực thi chính sách giảm nghèo, tránh tư duy giảm nghèo bền vững là một chương trình, như nhiều chương trình khác, chứ  không phải là trách nhiệm, từ đó  biến cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng thành ban phát, xin – cho.

Về phía người dân, cần chủ động, mạnh dạn tiếp nhận và thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo; khắc phục tư tưởng trông chờ, lại vào Nhà nước. Ứng dụng  khoa học và công nghệ để  nâng cao năng suất lao động, giảm nhẹ cường độ lao động, giảm chi phí, giá thành sản xuất.

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • Hoàn thành đầu tư xây dựng kè chống sạt lở Đăk Snghé
  • Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
  • Thu nhập cao nhờ mô hình nuôi côn trùng
  • Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Gia Lai – Kon Tum thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước
  • Sở Nông nghiệp và Môi trường: Đưa công nghệ thông tin vào sản xuất nông nghiệp
  • Đẩy mạnh cải tạo vườn tạp
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Tăng cường đấu tranh phòng, chống thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả
  • Trao tiền ủng hộ cho 3 chị em mồ côi ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy
  • Đứa trẻ bị bỏ rơi
  • Nâng cao mức độ hài lòng của du khách
  • Sự nguy hiểm của thời tiết cực đoan và những cảnh báo không thể xem nhẹ
  • Khởi tố đối tượng lừa “chạy án” chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng
  • Công bố và trao quyết định nghỉ hưu trước tuổi cho 8 cán bộ
  • Bộ Quốc phòng triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số" trong Quân đội

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by