Hiện nay, kinh tế ban đêm (KTBĐ) được xác định là xu thế phát triển. Tuy nhiên, đối với tỉnh Kon Tum thì đây là khái niệm khá mới mẻ. Vì vậy, việc nghiên cứu và xây dựng Đề án “Phát triển KTBĐ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” là cần thiết để có những định hướng, chính sách phát triển phù hợp, góp phần khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
Năm 2022, huyện Đăk Glei được giao chỉ tiêu trồng mới 615ha rừng, đây là một trong những địa phương được tỉnh giao chỉ tiêu trồng rừng cao. Do đó, ngay từ đầu năm, UBND huyện chỉ đạo ngành chức năng phối hợp với các địa phương trên địa bàn triển khai quyết liệt, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch.
Từ kinh nghiệm phòng, chống thiên tai năm 2021, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT-TKCN&PTDS) các cấp trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông tiến hành củng cố, kiện toàn lực lượng xung kích, tăng cường công tác tuyên truyền để cộng đồng, người dân chủ động ứng phó với thiên tai.
Ngày 18/8, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh đợt 1 - năm 2022. Tham gia đánh giá, phân hạng có 9 sản phẩm của 6 chủ thể là các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Kon Tum, huyện Đăk Glei và huyện Sa Thầy.
Nhằm chủ động phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho gia súc, gia cầm, ngăn chặn dịch bệnh phát sinh và lây lan; công tác tiêm phòng vắc xin đang được các cơ quan chức năng, địa phương trên địa bàn tỉnh triển khai quyết liệt, đồng bộ.
Giai đoạn 2021-2025, huyện Kon Rẫy đặt mục tiêu phát triển thêm 1.500 ha rừng, khoanh nuôi thêm 1.348ha, đặt mục tiêu đến năm 2025 nâng độ che phủ rừng lên gần 67%. Để đạt mục tiêu đề ra, huyện Kon Rẫy đang tích cực huy động mọi nguồn lực với nhiều giải pháp linh hoạt, phù hợp nhằm đạt kết quả cao nhất.
Diễn biến thị trường đang cho thấy nghịch lý “lên dễ, xuống khó” đối với hàng hóa. Điều đáng nói, đây không phải chuyện mới, mà là “biết rồi, khổ lắm”. Những giải pháp quản lý hiệu quả hơn là điều cần thiết hiện nay để chấm dứt nghịch lý trên.
Những năm qua, phong trào thi đua Cựu chiến binh giúp nhau làm kinh tế, nâng cao đời sống luôn được cán bộ, hội viên Cựu chiến binh huyện Ngọc Hồi tích cực tham gia hưởng ứng và ngày càng có sức lan tỏa trong cộng đồng.
Phát huy phẩm chất tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ, thời gian qua, nhiều thương binh, bệnh binh trên địa bàn tỉnh đã không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên trở thành những điển hình làm kinh tế giỏi. Ông A Thia (ở xã Đăk Pét, huyện Đăk Glei) và ông Nguyễn Văn Lữu (xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi) là hai trong số những tấm gương bệnh binh sản xuất giỏi.
5 giờ chiều! Bầu trời tối sầm bởi những đám mây đen dày kịt. Bất chấp cơn mưa có thể đổ xuống bất cứ lúc nào, chị Y Ly Đanh bắt đầu công việc cạo mủ hàng ngày. Bởi là mẹ đơn thân, chị luôn dành sự nỗ lực gấp nhiều lần so với người khác để có thể chăm lo cho gia đình nhỏ của mình.
Thời gian qua, lực lượng kiểm lâm huyện Ngọc Hồi đã tăng cường thực hiện quy chế phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tuần tra, truy quét, tổ chức điều tra, xử lý nghiêm các vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp góp phần làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn.
Thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2022, thời gian qua, Thường trực Huyện ủy và UBND huyện Kon Plông thường xuyên chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tiến hành khảo sát, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, phương án trồng rừng; tiến hành gieo ươm cây giống, chuẩn bị đất để công tác trồng rừng đạt kết quả cao.
Ngày12/8, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh phối hợp tổ chức lớp tập huấn trồng cây dược liệu dưới tán rừng đã được giao để tạo sinh kế cho cộng đồng các dân tộc thiểu số, góp phần ổn định đời sống và quản lý bảo vệ rừng cho 80 học viên là lãnh đạo các xã, đại diện các hộ dân trên địa bàn xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông.
Từ khi thành lập lại tỉnh đến nay (12/8/1991- 12/8/2022), tỉnh ta từng bước khai thác, phát huy được tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất công nghiệp, tạo ra chuyển biến rõ nét cả về quy mô và chất lượng. Qua đó, ngành công nghiệp vươn lên mạnh mẽ, khẳng định được vai trò nền tảng trong sản xuất xã hội, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Những năm qua, huyện Đăk Hà đã triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi” (SXKDG), qua đó, khích lệ động viên người dân vươn lên làm giàu chính đáng.
Ngày 10/8, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh phối hợp với Hạt Kiểm lâm thành phố Kon Tum và UBND xã Ia Chim tổ chức Hội nghị tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) kết hợp với tập huấn quản lý, sử dụng tiền DVMTR trong phát triển sinh kế.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, trong 4 ngày (7-10/8), mưa lũ gây ảnh hưởng đến nhiều tuyến giao thông trên địa bàn tỉnh và 8,14ha lúa của người dân huyện Kon Rẫy.
Tỉnh ta đang tập trung triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Qua đó, khai thác hiệu quả lợi thế của từng địa phương, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống, vai trò và vị thế người nông dân.
Sáng 9/8, tại thị trấn Đăk Glei (huyện Đăk Glei), Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan tổ chức Hội nghị tập huấn quy trình sản xuất cây sâm Ngọc Linh.
Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII có nhiều điểm mới về chính sách đất đai, trong đó có quy định bỏ khung giá đất, có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường.
Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.