• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát    6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025   

Kinh tế

Kinh tế ban đêm - Cơ hội và thách thức - Bài 2: Nhận diện thách thức

16/09/2022 13:05
  • >> Kinh tế ban đêm Cơ hội và thách thức - Bài 1: Kinh tế ban đêm cần được “thắp sáng”

Sức hút của kinh tế ban đêm là khó cưỡng lại, và nếu thành công, sẽ góp phần phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Nhưng với Kon Tum, từ xuất phát điểm gần như là con số không, mọi việc không hề dễ dàng, dù được đánh giá là có tiềm năng.

21 giờ, quán cà phê có view đẹp nhất thành phố Kon Tum, nhìn ra sông Đăk Bla rục rịch đóng cửa. Vài ba vị khách tiếc nuối đứng dậy thanh toán. Giống như một “hiệu lệnh ngầm” báo hết giờ hoạt động, tiếng kéo cửa cũng vang lên ở hàng loạt quán cà phê khác.

Buổi tối, tôi thường đi dạo trên các tuyến phố, và không bao giờ ngừng đặt câu hỏi tại sao “phố của mình” lại “ngủ” sớm như vậy. Dĩ nhiên không chỉ có mình tôi đặt ra câu hỏi ấy.

Mỗi khi nhắc về du lịch Kon Tum, không chỉ “khách” mà cả “chủ” cũng phải thừa nhận rằng, hiện nay, cuộc sống về đêm ở Kon Tum khá… buồn tẻ, khi hầu hết hoạt động dịch vụ về đêm chỉ phục vụ nhu cầu mua sắm, ẩm thực cơ bản và đều đóng cửa trước 22 giờ.

Trong khi đó, thói quen sinh hoạt, ăn uống, tiêu dùng của đa số người dân cũng gói gọn trong khung giờ từ 6 giờ đến 18 giờ. Thời gian sau đó là để dành cho nghỉ ngơi và… ngủ.

Nhiều ý kiến tại Hội thảo góp ý Đề án “Phát triển kinh tế ban đêm tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” đồng tình rằng, kinh tế ban đêm ở Kon Tum đang có xuất phát điểm gần như là con số không, và  khi tỉnh Kon Tum phát triển kinh tế ban đêm sẽ có nhiều khó khăn, thách thức “chờ” phía trước.

Trước hết, rào cản không nhỏ đối với việc thu hút đầu tư cho kinh tế ban đêm đến từ việc gần 70% dân số Kon Tum sinh sống ở nông thôn, nhu cầu và mức chi tiêu dùng còn thấp, đặc biệt là các hàng hóa, dịch vụ có giá trị kinh tế cao.

Cơ sở hạ tầng dần được đầu tư, tạo lợi thế phát triển kinh tế ban đêm. Ảnh: H.L

 

Trong khi đó, nhận thức và tư duy về phát triển kinh tế ban đêm của lãnh đạo các cấp và người dân địa phương còn chưa đồng bộ. Các dự án tạo sản phẩm kinh tế ban đêm chưa được hình thành. Các sản phẩm kinh tế ban đêm chỉ giới hạn trong các sản phẩm phục vụ ăn uống và mua sắm, thiếu các khu vui chơi giải trí hiện đại.

Đặc biệt, với xu hướng phát triển kinh tế ban đêm hiện nay (đến từ các hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực), thì hoạt động du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng gắn với thiên nhiên hiện có ở Kon Tum dường như không phải là thế mạnh. Cung cấp dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu, chất lượng còn hạn chế, cung cấp sản phẩm đơn lẻ, thiếu phong phú và sức hút.

Tỉnh cũng chưa có khu vực được quy hoạch riêng biệt dành cho phát triển kinh tế ban đêm, các dịch vụ còn xen lẫn với khu dân cư, sử dụng không gian công cộng, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.

Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều yếu kém, chưa đồng bộ; hạ tầng giao thông công cộng chưa thật sự thuận lợi vào khung giờ ban đêm; hạ tầng hỗ trợ cho phát triển kinh tế ban đêm còn thiếu (phố đi bộ; chợ đêm; khu vực tập trung mua sắm, tiêu dùng; hệ thống chiếu sáng; hệ thống bãi đỗ xe đêm).

Hạ tầng du lịch chưa đáp ứng nhu cầu vận hành trong kinh tế ban đêm. Nhất là còn thiếu nhiều cơ sở lưu trú, dịch vụ cao cấp, có sức hút vào ban đêm; chưa có các mô hình phát triển du lịch về đêm.

Đó là chưa kể đến những khó khăn trong công tác quản lý, điều hành, đặc biệt là nguy cơ gia tăng các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy, cờ bạc và các loại tội phạm khác, một khi kinh tế đêm được hình thành.

Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận những cơ hội và tiềm năng to lớn về kinh tế ban đêm ở tỉnh ta.

Bản sắc văn hóa truyền thống là thế mạnh để thu hút du khách, thúc đẩy kinh tế ban đêm. Ảnh: HL

 

Như đánh giá tại Hội thảo góp ý Đề án “Phát triển kinh tế ban đêm tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” được tổ chức tháng 8/2021, đi kèm khó khăn, thách thức là những mặt sáng, triển vọng của phát triển kinh tế ban đêm.

Đáng chú ý là cơ sở hạ tầng cơ bản để phát triển kinh tế, trong đó có kinh tế ban đêm, như các khu đô thị mới, khu chức năng thương mại, dịch vụ, nhà ở, tài chính - ngân hàng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội  (như giao thông, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, công viên, cây xanh, các công trình giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, thông tin truyền thông) đang được quan tâm đầu tư, nâng cấp.

Các hoạt động kinh doanh, dịch vụ phát triển ở tất cả các thành phần kinh tế, thị trường mở rộng, lưu thông hàng hóa thông suốt, đa dạng, phong phú; chất lượng dịch vụ, hàng hoá ngày một cao; tiêu dùng của nhân dân và du khách đến với tỉnh ngày một tăng.

Bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh đa dạng, giàu truyền thống. Công tác lưu giữ và bảo tồn các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của địa phương được thực hiện tốt.

Hãy tưởng tượng về những điểm sinh hoạt cồng chiêng- xoang được bố trí phù hợp ở các không gian phát triển kinh tế đêm. Đây sẽ là nét độc đáo, mới lạ để thu hút du khách, thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm.

Và quan trọng nhất, ngày 12/8/2022, UBND tỉnh ban hành Đề án Phát triển kinh tế ban đêm tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với quan điểm, mục tiêu cụ thể. Đây chính là định hướng cơ bản để hình thành kinh tế ban đêm.

Có thể thấy rõ, kinh tế ban đêm sẽ góp phần phát triển nền kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động và tận dụng tối đa các tài nguyên, nguồn lực tại chỗ để thu hút khách du lịch, tạo động lực mới cho sự phát triển xã hội.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, đi kèm với những mặt sáng, triển vọng, kinh tế ban đêm vẫn luôn tồn tại những thách thức, bất cập. Vì vậy, cần được phân tích, đánh giá một cách khách quan và đưa ra những giải pháp nhằm tận dụng cơ hội, khắc phục thách thức đến hoạt động kinh tế ban đêm trong thời gian tới.

Như nhiều buổi tối, tôi lại đi dạo một vòng quanh Trung tâm thương mại Vincom Plaza Kon Tum. Đèn đường sáng dịu, vỉa hè rộng rãi, thoáng đãng, gió từ sông Đăk Bla thổi vào mát rượi.

Tôi chợt ước rằng, một ngày nào đó, khu vực này sẽ có những hoạt động về đêm thu hút đông đảo du khách, thay vì không gian vắng vẻ hiện có.

Hồng Lam   

   

Các tin khác

  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • Hoàn thành đầu tư xây dựng kè chống sạt lở Đăk Snghé
  • Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
  • Thu nhập cao nhờ mô hình nuôi côn trùng
  • Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Gia Lai – Kon Tum thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước
  • Sở Nông nghiệp và Môi trường: Đưa công nghệ thông tin vào sản xuất nông nghiệp
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Quốc hội thảo luận Dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
  • Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Y Ngọc trao cây giống sầu riêng cho các hộ đồng bào DTTS
  • Kon Rẫy: Kết quả trong học tập và làm theo Bác
  • Khó khăn, vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Thông cáo báo chí số 8, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Tăng cường đấu tranh phòng, chống thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả
  • Trao tiền ủng hộ cho 3 chị em mồ côi ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by