Để ứng phó với các sự cố thiên tai, thành phố Kon Tum chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống, khắc phục hậu quả nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra.
Những năm qua, nhiều công trình thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh được triển khai xây dựng. Qua đó, góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng nhằm phục vụ quá trình phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) của tỉnh.
Thời gian qua, huyện Đăk Hà huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chủ động, tích cực tham gia của các tầng lớp nhân dân nhằm thực hiện quyết tâm đưa Đăk Hà trở thành huyện đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.
Điều khiến các chủ doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh đau đầu và lo lắng trong giai đoạn hiện nay là giá xăng dầu liên tiếp tăng cao vẫn chưa có dấu hiệu giảm càng khiến cho hoạt động sản xuất, kinh doanh vốn đã khó khăn sau thời gian dài bị đình trệ vì Covid -19 nay lại thêm khó khăn hơn.
Với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng hiệu quả kinh tế mang lại cho người dân trên cùng diện tích sản xuất, những năm gần đây, thành phố Kon Tum tích cực tuyên truyền, vận động và hướng dẫn, hỗ trợ người dân trên địa bàn mở rộng diện tích cây ăn trái.
Để đô thị thị trấn Măng Đen (Kon Plông) đẹp, mang bản sắc riêng nhằm thu hút khách du lịch, huyện Kon Plông đã và đang tăng cường, siết chặt công tác quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng trên địa bàn để không phá vỡ cảnh quan, tạo điểm nhấn cho đô thị trung tâm của Khu du lịch sinh thái quốc gia.
Nhận thức được tầm quan trọng của Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) trong phát triển kinh tế nông thôn, thời gian qua, huyện Sa Thầy chỉ đạo đẩy mạnh triển khai thực hiện chương trình theo hướng giúp các địa phương phát huy tối đa các tiềm năng lợi thế, nâng chất lượng để tăng giá trị cho sản phẩm nông sản và các sản phẩm truyền thống của địa phương.
Thực hiện Nghị quyết 08/2013/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển cây cà phê xứ lạnh (còn gọi cà phê chè, hay cà phê arabica), trong những năm qua, huyện Kon Plông có nhiều chính sách hỗ trợ hàng trăm hộ nghèo đầu tư trồng cây cà phê xứ lạnh trên địa bàn. Qua đó, đem lại hiệu quả kinh tế, mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần vào công tác giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Sáng 10/6, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tổ chức Hội nghị Tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) kết hợp quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng trong phát triển kinh tế tại xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông.
Trải qua 28 năm xây dựng và phát triển (kể từ khi thành lập huyện), kinh tế- xã hội của huyện Đăk Hà đã có nhiều đổi thay tích cực. Kết quả ấy là nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của doanh nghiệp, đặc biệt là ý chí và khát vọng vươn lên, không cam chịu đói nghèo, nỗ lực sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
“Dám nghĩ, dám làm, Trần Văn Duy quyết tâm vươn lên từ mô hình trồng sầu riêng. Với diện tích canh tác 6ha tại thôn Kon Tu Pêng, xã Pô Kô (huyện Đăk Tô), vườn sầu riêng của Duy là một trong những mô hình thanh niên phát triển kinh tế tiêu biểu, quy mô và đạt hiệu quả cao trên địa bàn” - anh Đinh Công Bình - Bí thư Huyện đoàn Đăk Tô đánh giá.
Ngày 8/6, Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá, chấm điểm bình chọn các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2022.
Để phát triển Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, ngành chức năng và các địa phương đã tích cực hỗ trợ các chủ thể tham gia xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm. Các hoạt động này đã trở thành cầu nối quan trọng thúc đẩy hợp tác giữa nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng.
Triển khai Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”, huyện Tu Mơ Rông đã xây dựng các mô hình đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người DTTS trên địa bàn.
Với phương châm “Trồng cây nào sống cây đó và trồng diện tích nào thành rừng diện tích đó”, chính quyền, các đơn vị, doanh nghiệp và các hộ dân trên địa bàn huyện Sa Thầy đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết tâm hoàn thành mục tiêu trồng 648ha rừng trong năm 2022.
Sau hơn 3 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP) của tỉnh đã được các địa phương, đơn vị và người dân tích cực hưởng ứng, đạt kết quả đáng kể. Không chỉ tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến và dịch vụ tiêu dùng, nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của đồng bào các DTTS trong lĩnh vực này bước đầu cũng được quan tâm, chú ý.
Sau gần 13 năm vận hành đến 07h05 ngày 6/6/2022, Thủy điện Pleikrông đã cán mốc 5 tỷ kWh điện, góp phần cùng các nhà máy do Công ty quản lý (Ialy, Sê San 3) cung cấp an toàn, liên tục cho hệ thống điện Quốc gia gần 97 tỷ kWh điện, phục vụ phát triển kinh tế, giữ vững an ninh năng lượng, dự phòng công suất, đưa điện về vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, đến với đồng bào các dân tộc cả nước.
Những năm qua, hội viên nông dân xã Đăk Môn (huyện Đăk Glei) không ngừng nỗ lực, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Sáng 6/5, ông Võ Trung Mạnh - Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, Công ty CP Sâm Ngọc Linh Kon Tum (Công ty) vừa tài trợ cho huyện 1 triệu cây thông giống để phục vụ công tác trồng rừng.
Để đạt mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2022, cán bộ và người dân xã Đăk Ui (huyện Đăk Hà) đang đẩy mạnh các phong trào thi đua gắn với Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Nhiều mô hình, cách làm hay được triển khai tạo sự lan tỏa trong cộng đồng, giúp đời sống bà con ngày một nâng cao.
Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.