• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật   

Kinh tế

Xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo động lực phát triển

25/07/2022 06:07

Sau 20 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 18/1/2002 và 10 năm thực hiện Kết luận số 12-NQ/TW ngày 24/10/2011 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng-an ninh vùng Tây Nguyên, với sự hỗ trợ của Trung ương cùng nỗ lực của tỉnh, kết cấu hạ tầng của tỉnh nói chung, đặc biệt là kết cấu về hạ tầng kinh tế được đầu tư đồng bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Chuyển biến rõ nét nhất là mạng lưới giao thông trên toàn tỉnh. Trước năm 2002, hệ thống hạ tầng giao thông phát triển không đồng bộ, giao thông đối ngoại bằng đường bộ chỉ có hướng đi về phía Gia Lai theo Quốc lộ 14, Quảng Ngãi theo Quốc lộ 24 nhưng đã hư hỏng, xuống cấp. Hơn 20 năm qua, mạng lưới giao thông đã từng bước nối liền Kon Tum với các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung, thông thương với các nước bạn Lào, Campuchia và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan với hàng loạt các tuyến đường, công trình huyết mạch quan trọng đã và đang được đầu tư nâng cấp, cải tạo và mở mới như: Đường Hồ Chí Minh, tuyến tránh thành phố Kon Tum, Quốc lộ 24, Quốc lộ 14C, Quốc lộ 40B; các tuyến Tỉnh lộ 671, 675, 677, 678… Cùng với đó là nhiều tuyến đường huyện, đường đô thị; đường nông thôn đã tạo nên mạng lưới giao thông hoàn chỉnh.

Tính đến năm 2021, tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn tỉnh vào khoảng 6.138 km, mật độ đường giao thông so với diện tích đất tự nhiên đạt 0,63 km/km2; mật độ đường giao thông so với tổng dân số đạt 11,29 km/1000 dân. Đó là tiền đề thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển, làm thay đổi cuộc sống của người dân, góp phần giữ vững quốc phòng- an ninh.

Hạ tầng giao thông được đầu tư nâng cấp tạo tiền đề cho kinh tế phát triển. Ảnh: T.H

 

Những năm qua, tỉnh ta tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm. Diện mạo đô thị có nhiều khởi sắc; thành phố Kon Tum ngày càng khang trang; thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông được thành lập; thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi đạt tiêu chí đô thị loại IV; khu hành chính huyện Ia H'Drai được đầu tư, hình thành; hạ tầng trung tâm các huyện, xã, khu dân cư được mở rộng, nâng cấp, ngày càng đồng bộ; đã tạo ra hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh.

Từ năm 2002 đến nay, tỉnh ta đã thành lập được 2 khu công nghiệp với tổng diện tích 134,41 ha, 14 cụm công nghiệp với tổng diện tích 505,325 ha, trong đó, có 8 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động.

Xác định tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, tỉnh quan tâm chỉ đạo và ưu tiên đầu tư vào hạng mục thiết yếu như quy hoạch chi tiết xây dựng, đền bù giải phóng mặt bằng, giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, hỗ trợ di dời vào cụm công nghiệp... Qua đó, thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển với tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức cao trong những năm gần đây, chuyển dịch cơ cấu theo đúng định hướng.

Kết cấu hạ tầng thương mại có sự cải thiện đáng kể với hệ thống cơ sở kinh doanh thương mại phát triển rộng khắp,phù hợp với phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Nếu như năm 2002, toàn tỉnh chỉ có 6 chợ dân sinh thì đến nay có 30 chợ, 4 siêu thị và 1 Trung tâm thương mại. Tỉnh có Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, trong đó, có Khu siêu thị miễn thuế đã được Công ty TNHH Nhân Thành 10B đầu tư. Ngoài ra, đơn vị này còn đầu tư và đưa vào hoạt động khai thác dự án Kho ngoại quan và điểm tập kết kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu.

Hệ thống hạ tầng cung cấp điện của tỉnh luôn được đầu tư, nâng cấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Đến nay, toàn tỉnh có 100% số xã có điện lưới quốc gia; tỷ lệ số hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt trên 97%. Hệ thống thủy lợi được đầu tư tương đối kiên cố với trên 540 công trình thủy lợi vừa và nhỏ phục vụ tưới tiêu cho khoảng 17.250ha cây trồng.

Bên cạnh đó, hạ tầng, dịch vụ viễn thông phát triển mạnh mẽ, hiện đại đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân và góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh.

Toàn tỉnh hiện có 8 doanh nghiệp bưu chính hoạt động và có 126 điểm phục vụ bưu chính; 100% số xã phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã có điểm phục vụ bưu chính; đã phủ sóng thông tin di động (2G, 3G, 4G) tới 100% số xã trên địa bàn tỉnh; có 97 đài truyền thanh cấp xã/102 xã, phường, thị trấn, đạt tỷ lệ 95%. Đã xây dựng trục kết nối chia sẻ dữ liệu của tỉnh kết nối với trục kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia.

Có thể nói, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế giữ vị trí hàng đầu và đi trước một bước để phục vụ cho sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Qua đó, tạo ra bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế-xã hội của toàn tỉnh, nâng cao đời sống của nhân dân.

Thùy Hương

   

Các tin khác

  • Lắng nghe tiếng nói từ doanh nghiệp
  • Công nghiệp, thương mại - Động lực thúc đẩy tăng trưởng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh với công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật
  • Tăng sức cạnh tranh cho nông sản
  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Nông dân xã Hiếu làm theo lời Bác
  • Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân
  • Học Bác từ những việc nhỏ
  • Thấm sâu việc học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  • Nghị quyết 57 và vận hội mới cho nông nghiệp
  • Lắng nghe tiếng nói từ doanh nghiệp
  • Công nghiệp, thương mại - Động lực thúc đẩy tăng trưởng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh với công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by