• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam    Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Y Ngọc kiểm tra công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT tại các huyện Ngọc Hồi, Đăk Glei    Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013    Tập huấn công tác tổ chức xây dựng Đảng, MTTQ, đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới)    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang tiếp xúc cử tri tại huyện Kon Plông   

Nét đẹp đời thường

Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công

09/05/2025 06:05

Năm 1978, ông Hoàng Danh Chuyền rời quê hương Nam Sách, tỉnh Hải Dương, khoác trên mình bộ quân phục, trở thành công nhân quốc phòng tại Trung đoàn 701, Sư đoàn 331. Nhiều năm cống hiến trong môi trường quân đội đã hun đúc trong ông tính kỷ luật, tinh thần chịu khó, bền bỉ của người lính. Có lẽ, chính nhờ những phẩm chất tốt đẹp ấy, khi rời quân ngũ trở về đời thường, đã giúp ông thành công trên hành trình mới - hành trình vượt khó, vươn lên làm giàu của người nông dân trên vùng đất huyện Đăk Hà.

Gần hai thập kỷ lập nghiệp tại Tây Nguyên, giờ đây, ở tuổi ngoài 65, ông Hoàng Danh Chuyền là chủ nhân của mô hình kinh tế trang trại quy mô hơn 17ha tại tổ dân phố 5, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà. Ông là một trong những hội viên tiêu biểu của Hội Người cao tuổi huyện, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao danh hiệu “Bàn tay vàng Nông nghiệp Việt Nam”. Đây là phần thưởng ghi nhận những nỗ lực không ngừng nghỉ của người lính năm xưa trên mặt trận phát triển kinh tế hôm nay.

Khi quyết định chọn thị trấn Đăk Hà làm nơi an cư, lạc nghiệp, ông Chuyền không có nhiều vốn, lại chưa am hiểu về thổ nhưỡng, cây trồng phù hợp nơi đây. Những khó khăn ấy từng khiến không ít người nản lòng. Nhưng với ý chí kiên cường của người lính, ông Chuyền không cho phép mình bỏ cuộc.

“Lúc đầu khó lắm, vốn không có, kinh nghiệm cũng chưa nhiều. Tôi phải vay ngân hàng, cứ làm trước, có lãi bao nhiêu thì trả nợ dần. Quan trọng bản thân xác định làm cà phê thì phải bền lòng, phải kiên trì chăm sóc, đừng thấy giá thấp mà chặt bỏ, chạy theo phong trào. Giá có thể lên xuống, nhưng nếu mình bỏ giữa chừng thì mãi loay hoay, không thể khá được”- ông Chuyền trải lòng.

Từ vài sào cà phê ban đầu, ông Chuyền từng bước mở rộng diện tích, mạnh dạn đầu tư, học hỏi kỹ thuật canh tác. Đến nay, gia đình ông sở hữu hơn 15ha cà phê, trồng xen các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Những năm gần đây, mặc dù giá cả nông sản biến động thất thường, nhưng nhờ kiên định với hướng đi đã chọn, biết ứng dụng khoa học- kỹ thuật vào sản xuất, vườn cây của ông luôn đạt năng suất cao.

Ông Chuyền (đầu tiên từ trái sang) tận dụng ao tưới cà phê để nuôi cá phát triển kinh tế. Ảnh: T.T

 

Ông Chuyền (đầu tiên từ phải sang) chia sẻ về quá trình chăm sóc đàn cá của mình. Ảnh: T.T

 

Không dừng lại ở cây cà phê, ông Chuyền còn tận dụng 2ha đất sình lầy cải tạo thành ao hồ vừa để trữ nước tưới trong mùa khô, vừa kết hợp nuôi cá nước ngọt. Để phục vụ khâu chế biến, ông đầu tư hệ thống sân phơi quy mô gần 5.000m², đảm bảo chất lượng cà phê sau thu hoạch.

Mỗi năm, mô hình kinh tế của gia đình ông mang lại doanh thu từ 3 - 4 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho gần 20 lao động địa phương, với mức thu nhập ổn định từ 5 - 6 triệu đồng/tháng.

“Có được nguồn nước chủ động là yếu tố quyết định cho việc chăm sóc cây trồng trong mùa khô. Kết hợp nuôi cá cũng giúp mình có thêm khoản thu nhập xoay vòng, lấy ngắn nuôi dài, có điều kiện tái đầu tư vào vườn cà phê và các loại cây ăn quả khác. Làm nông nghiệp, mình phải tính toán kỹ, không nên phụ thuộc vào một loại cây hay một nguồn thu duy nhất”- ông Chuyền chia sẻ bí quyết.

Làm kinh tế giỏi nhưng ông Chuyền chưa bao giờ xem đó là câu chuyện của riêng gia đình mình. Trong khu dân cư, ông là người luôn tiên phong vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất. Ông cũng tích cực tham gia các phong trào tại địa phương, đóng góp xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Điều đáng quý ở ông là sự sẻ chia. Những năm qua, gia đình ông thường xuyên hỗ trợ các hộ nghèo, hộ khó khăn về cây giống, con giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, tạo điều kiện cho bà con có thêm sinh kế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ông Trần Ngọc Khiêm- Chủ tịch Hội Người cao tuổi huyện Đăk Hà nhận xét: “Ông Chuyền là một trong những hội viên làm kinh tế giỏi, tiêu biểu nhất của Hội Người cao tuổi thị trấn. Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế gia đình, ông còn là người rất tích cực hỗ trợ cộng đồng, vận động con cháu tham gia các hoạt động xã hội, giữ gìn nếp sống văn hóa ở khu dân cư”.

Với những đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, ông Hoàng Danh Chuyền đã được các cấp, ngành trao tặng nhiều bằng khen, giấy khen. Gần đây nhất, danh hiệu “Bàn tay vàng Nông nghiệp Việt Nam” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao tặng là sự ghi nhận cho hành trình dám nghĩ, dám làm, bền bỉ vượt khó của người lính năm xưa.

Ở tuổi ngoài 65, khi nhiều người đã chọn cuộc sống an nhàn, nghỉ ngơi bên con cháu, ông Chuyền vẫn miệt mài từng ngày có mặt trên trang trại, cầm tay chỉ việc cho con cháu, cho người làm công. Với ông, đó không chỉ là công việc mưu sinh, mà còn là cách để giữ gìn phẩm chất người lính, suốt đời cống hiến cho gia đình và xã hội.

TẤT THÀNH

   

Các tin khác

  • Miệt mài giữ nghề xưa
  • Cô giáo mê thiết kế áo dài phối thổ cẩm
  • Cô học trò nghèo với ước mơ đẹp
  • Gặp gỡ tài năng piano trẻ
  • Mặt trời trong bóng đêm
  • Thao Tôra- Thanh niên tiêu biểu giữ gìn bản sắc văn hóa
  • Cô giáo Ba Na hết lòng với trẻ thơ
  • Nữ cán bộ thôn trẻ năng nổ, nhiệt huyết, trách nhiệm
  • Người cán bộ thôn gương mẫu, tận tụy
  • Cô giáo Y Xuân hết lòng với học sinh vùng khó
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • Báo chí Kon Tum chung sức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
  • Phát huy vai trò “chiến sĩ” trên mặt trận tư tưởng, văn hóa
  • Những chuyến đi nối dài bao thương nhớ
  • Tỉnh Quảng Ngãi (mới) có 96 đơn vị hành chính cấp xã
  • Tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
  • Gặp mặt và giao lưu pickleball nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • Xây dựng nông thôn mới - Tuyên truyền đi trước một bước

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Ðồng vốn nhỏ, chắp cánh giấc mơ lớn
  • Chùm ảnh: Thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể vùng đồng bào DTTS
  • Chùm ảnh: Tác nghiệp ở cơ sở - những khoảnh khắc đáng nhớ
  • Chùm ảnh: Trung đoàn 990- Hoàn thành huấn luyện chiến sĩ mới

Đất & Người Kon Tum

  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Các DTTS ở Kon Tum như Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Gié – Triêng, Rơ Măm, Brâu, sở hữu kho tàng văn hóa truyền thống phong phú. Trong đó, sử thi (còn gọi là trường ca) là một loại hình nghệ thuật đặc biệt, không chỉ là những câu chuyện dài được kể bằng lời hát, mà còn thể hiện cách nhìn nhận thế giới, cuộc sống và những điều nhân văn trong cộng đồng mỗi dân tộc.
  • Suối Đăk Lôi níu chân du khách
  • Người dành trọn đời cho thổ cẩm
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by