• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
UBND tỉnh đối thoại với thanh niên    QUẢNG NGÃI TỔ CHỨC LỄ TRUY ĐIỆU NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG    Đoàn đại biểu tỉnh Kon Tum viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại quê nhà Quảng Ngãi    Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên tiêu biểu năm học 2024 - 2025    Định hướng xử lý các dự án đầu tư công và tháo gỡ vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát   

Thời sự - Chính trị

  • Xây dựng Đảng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp làm việc tại huyện Sa Thầy

27/10/2022 18:15

Chiều 27/10, đồng chí Nguyễn Hữu Tháp - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng Đoàn công tác tỉnh kiểm tra thực tế và làm việc với UBND huyện Sa Thầy về tình hình xây dựng nông thôn mới, phát triển hợp tác xã, cây dược liệu, cây ăn quả và công tác khắc phục hậu quả thiên tai.

Đoàn công tác kiểm tra đường đi khu sản xuất bị sạt lở tại làng Trấp, xã Ya Tăng. Ảnh: ĐT

 

Theo báo cáo của UBND huyện Sa Thầy tại buổi làm việc, đến nay, huyện có 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới (Sa Sơn, Sa Nhơn, Sa Nghĩa, Sa Bình); 1 xã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2021 là Sa Nhơn; 2 xã đạt 13/19 tiêu chí (Rờ Kơi, Hơ Moong), 4 xã đạt 12/19 tiêu chí (Ya Xiêr, Mô Rai, Ya Ly, Ya Tăng), bình quân đạt 15 tiêu chí/xã.

Trong năm 2022, huyện triển khai xây dựng xã Sa Nghĩa trở thành xã nông thôn mới nâng cao. Hiện nay, xã Sa Nghĩa đạt chuẩn 12/19 tiêu chí, các tiêu chí chưa đạt chuẩn đang thực hiện hoàn thiện và dự kiến đánh giá đạt chuẩn vào tháng 12/2022.

Về xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, huyện Sa Thầy có thôn Đức Lý (xã Sa Nhơn) đã được UBND huyện công nhận đạt chuẩn. Các thôn còn lại được UBND huyện lựa chọn triển khai xây dựng là thôn 2 (xã Sa Sơn), đến nay đạt 4/10 tiêu chí, thôn Nghĩa Dũng (xã Sa Nghĩa) đạt 4/10 tiêu chí và thôn Bình Trung (xã Sa Bình) đạt 5/10 tiêu chí.

Đối với thôn (làng) nông thôn mới ở vùng đồng bào DTTS, huyện Sa Thầy có 6 thôn đạt chuẩn, gồm: Rờ Kơi, Đăk Tang, Đăk Đe (xã Rờ Kơi) và Ia Xoăn, Ia Ho, Ia Tri (xã Mô Rai).

Phát triển kinh tế tập thể, huyện Sa Thầy hiện nay có 22 hợp tác xã chủ yếu hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó, 18 hợp tác xã đang hoạt động, 3 hợp tác xã đang làm thủ tục giải thể và 1 hợp tác xã đang tạm ngưng hoạt động. Các hợp tác xã đang hoạt động có 222 thành viên, tổng vốn điều lệ hơn 75,5 tỷ đồng và 57 hộ DTTS tham gia.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp cùng đoàn công tác kiểm tra mô hình trồng sầu riêng ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt tại làng O, xã Ya Xiêr. Ảnh: ĐT

 

Thực hiện chỉ tiêu về trồng cây dược liệu và cây ăn quả, đến nay, toàn huyện Sa Thầy phát triển được 311,8ha cây dược liệu, đạt 103,3% kế hoạch giao (trong đó, trồng mới 184,8ha). Tổng diện tích cây ăn quả là 1.242,8ha, đạt 101,3% kế hoạch giao (trong đó, trồng mới 418ha).

Trong năm 2022, thiên tai xảy ra trên địa bàn huyện Sa Thầy đã khiến 18,77ha cây trồng và 0,37ha ao cá bị ảnh hưởng, 19 căn nhà của người dân bị tốc mái, 12 công trình của Nhà nước bị hư hỏng, ước tính tổng thiệt hại hơn 5 tỷ đồng.

Khắc phục hậu quả thiên tai gây ra, UBND huyện Sa Thầy đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn huy động lực lượng nạo vét bùn đất bồi lấp và khơi thông dòng chảy để khôi phục lại diện tích sản xuất cho người dân; kiểm tra thực tế, đánh giá mức độ thiệt hại và lập hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, hỗ trợ theo quy định; huy động lực lượng tại chỗ giúp đỡ các hộ dân khắc phục lại nhà ở bị tốc mái; triển khai cắm biển báo tại các tuyến đường bị sạt lở và tổ chức quét dọn đất, đá, sỏi, cây cối tại các tuyến đường nhằm đảm bảo an toàn toàn giao thông; bố trí kinh phí từ nguồn dự phòng ngân sách huyện năm 2022 hơn 1,9 tỷ đồng để khắc phục, sửa chữa 6 công trình của Nhà nước bị hư hỏng.

Đối với các công trình còn lại, UBND huyện Sa Thầy đã chỉ đạo tổ chức kiểm tra đánh giá cụ thể hiện trạng và đề nghị UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ kinh phí để tiến hành khắc phục trong thời gian tới.

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp đề nghị, UBND huyện Sa Thầy tiếp tục chủ động sử dụng kinh phí ngân sách của huyện và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để khắc phục hậu quả thiên tai; cắm biển báo tại điểm sạt lở để người dân cảnh giác; phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ kinh phí để khắc phục hậu quả thiên tai phù hợp theo khả năng ngân sách tỉnh; nhân rộng các mô hình trồng cây dược liệu, cây ăn quả hiệu quả; hỗ trợ tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế tập thể; đảm bảo thực hiện hoàn thành các mục tiêu trong xây dựng nông thôn mới.

Đức Thành

   

Các tin khác

  • Thông cáo báo chí số 21, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Sâm đối thoại với các hộ dân tại xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum
  • UBND tỉnh đối thoại giải quyết kiến nghị với các hộ dân tại xã Hoà Bình, thành phố Kon Tum
  • UBND tỉnh đối thoại với thanh niên
  • Thông cáo báo chí số 20, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Bộ máy mới cần được vận hành với tư duy mới
  • Thông cáo báo chí số 19, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm
  • Kết luận 157-KL/TW của Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính
  • Chủ tịch UBND tỉnh lập Tổ công tác về cao điểm đấu tranh với buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thông cáo báo chí số 21, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Huyện Kon Plông tổ chức Lễ viếng, truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ
  • Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Sâm đối thoại với các hộ dân tại xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum
  • Ngăn chặn kịp thời tình trạng lạm dụng trục lợi quỹ BHYT
  • UBND tỉnh đối thoại giải quyết kiến nghị với các hộ dân tại xã Hoà Bình, thành phố Kon Tum
  • Sức sống mới từ một Cuộc vận động - Bài 4: “Thay da đổi thịt” nhờ đổi thay
  • Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch
  • Phát triển vùng nguyên liệu mía và chanh dây gắn với chế biến

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Tình cha mang sắc xanh áo lính
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người

Đất & Người Kon Tum

  • Suối Đăk Lôi níu chân du khách
  • Một buổi trưa nắng nóng cuối tuần, chúng tôi tìm đến điểm du lịch cộng đồng được nhiều người nhắc đến là suối Đăk Lôi (thôn Kon Jong, xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà). Từ thành phố Kon Tum, chỉ khoảng 20 phút di chuyển bằng xe máy trên con đường bê tông phẳng lì, hai bên rợp bóng cây cao su xanh mướt, chúng tôi đã đến và được khám phá trọn vẹn vẻ đẹp nguyên sơ nơi đây.
  • Người dành trọn đời cho thổ cẩm
  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by