• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát    6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025   

Thời sự - Chính trị

  • Xây dựng Đảng

THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ 28 KỲ HỌP THỨ 7, QUỐC HỘI KHÓA XV

28/06/2024 07:10

Thứ Năm, ngày 27/6/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ hai mươi sáu của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV

 

Buổi sáng

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, tiến hành các nội dung sau:

Nội dung 1: Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ. Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đường bộ bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 454 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 93.42% tổng số ĐBQH); có 447 đại biểu tán thành (bằng 91.98% tổng số ĐBQH); có 02 đại biểu không tán thành (bằng 0.41% tổng số ĐBQH); có 05 đại biểu không biểu quyết (bằng 1.03% tổng số đại biểu).

Nội dung 2: Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, kết quả như sau: (i). Đối với quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn tại Khoản 2 Điều 9: có 448 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 92.18% tổng số ĐBQH); có 357 đại biểu tán thành (bằng 73.46% tổng số ĐBQH); có 69 đại biểu không tán thành (bằng 14.20% tổng số ĐBQH); có 22 đại biểu không biểu quyết (bằng 4.53% tổng số đại biểu); (ii). Đối với toàn bộ Luật: có 450 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 92.59% tổng số ĐBQH); có 388 đại biểu tán thành (bằng 79.84% tổng số ĐBQH); có 32 đại biểu không tán thành (bằng 6.58% tổng số ĐBQH); có 30 đại biểu không biểu quyết (bằng 6.17% tổng số đại biểu).

Nội dung 3: Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng không nhân dân. Tại phiên thảo luận, đã có 12 lượt đại biểu phát biểu, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chuẩn bị, hoàn chỉnh hồ sơ dự án Luật, chỉnh lý dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến. Các ý kiến cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật, về bố cục, nhiều nội dung của dự thảo Luật và cơ bản nhất trí với Báo cáo Thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội. Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, các đại biểu tập trung thảo luận về các nội dung cụ thể như: phạm vi điều chỉnh; các hành vi bị nghiêm cấm; chính sách của nhà nước, trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng không nhân dân; quy định, thẩm quyền huy động, nguyên tắc hoạt động phòng không nhân dân; nhiệm vụ phòng không nhân dân; độ tuổi tham gia phòng không nhân dân, lực lượng phòng không nhân dân huy động; cơ quan chỉ đạo phòng không nhân dân; trọng điểm phòng không nhân dân; tập huấn, bồi dưỡng về phòng không nhân dân; sự phối hợp giữa phòng không nhân dân và phòng không quốc gia; thiết kế, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm kinh doanh tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ;… Các đại biểu đề nghị Cơ quan chủ trì thẩm tra, Ban soạn thảo dự án Luật cần rà soát, bổ sung hồ sơ dự án Luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật như dự thảo; ; các văn bản quy định chi tiết kèm theo; đánh giá tác động của một số chính sách cụ thể; đồng thời, rà soát kỹ lưỡng các điều khoản của dự thảo Luật để không trùng lặp và tương thích hệ thống pháp luật hiện hành…  

Kết thúc thảo luận, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Nội dung 4: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe: (i) Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Tờ trình về việc sử dụng dự phòng chung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2023 cho các dự án đầu tư công; (ii) Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra về việc sử dụng dự phòng chung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2023 cho các dự án đầu tư công. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc sử dụng dự phòng chung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2023 cho các dự án đầu tư công. Tại phiên thảo luận đã có 02 đại biểu phát biểu. Qua thảo luận, các vị đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí với việc sử dụng dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2023 cho các dự án đầu tư công. Đồng thời, các đại biểu đề nghị Chính phủ khẩn trương tiến hành các công việc theo quy định, hoàn tất các thủ tục đầu tư, phân bổ vốn, giao vốn để giải ngân vốn, tránh dàn trải, lãng phí; đề nghị khắc phục tình trạng phân bổ vốn, giải ngân vốn chậm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tăng cường công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư theo đúng các quy định của pháp luật, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Các đại biểu cũng đã góp ý kiến để hoàn thiện dự thảo nghị quyết và các vấn đề khác liên quan đến quản lý, sử dụng vốn đầu tư công để quản lý sử dụng có hiệu quả.

Kết thúc thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

 

Buổi chiều

Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 463 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 95.27 % tổng số ĐBQH); có 463  đại biểu tán thành (bằng 95.27% tổng số ĐBQH).

Nội dung 2: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 464 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 95.47 % tổng số ĐBQH); có 464 đại biểu tán thành (bằng 95.47% tổng số ĐBQH).

Nội dung 3: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Tại phiên thảo luận, đã có 17 đại biểu phát biểu; trong đó đa số ý kiến tán thành với Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, thống nhất cao với việc ban hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Để hoàn thiện hơn dự thảo Luật, các đại biểu tham gia góp ý về một số nội dung, cụ thể như: phạm vi điều chỉnh; chính sách của nhà nước; giải pháp và biện pháp phòng cháy; nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; trách nhiệm cứu nạn, cứu hộ, chữa cháy; nhiệm vụ của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, lực lượng chuyên ngành; trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến giáo dục, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; việc huy động lực lượng, phương tiện, tài sản tham gia phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; thẩm tra, thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu, kiểm tra công tác nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; quy hoạch xây dựng, lập dự án, thiết kế xây dựng công trình, thiết kế phương tiện giao thông cơ giới;… Các đại biểu đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc, làm rõ sự giao thoa về phạm vi điều chỉnh của Luật này với một số luật khác có liên quan; làm rõ cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; bổ sung quy định về việc bồi thường, nguồn kinh phí thực hiện, quy trình, thủ tục thực hiện việc bồi thường; xã hội hóa các hình thức thẩm tra, thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, cũng như công tác nghiệm thu, kiểm tra công tác nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; bổ sung quy định ưu tiên xây dựng lực lượng và trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; bổ sung quy định nguyên tắc phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng cứu nạn, cứu hộ khi có sự cố, tai nạn xảy ra;…

Kết thúc thảo luận, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang phát  biểu, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Thứ Sáu, ngày 28/6/2024, Sáng: Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua: Luật Thủ đô (sửa đổi); Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước); sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn. Chiều: Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; thảo luận về dự án Luật Địa chất và khoáng sản. Sau đó, Quốc hội họp riêng, biểu quyết thông qua Nghị quyết về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050./.

Theo quochoi.vn

   

Các tin khác

  • Tăng cường đấu tranh phòng, chống thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả
  • Công bố và trao quyết định nghỉ hưu trước tuổi cho 8 cán bộ
  • Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho CB,CC,VC khi sắp xếp tổ chức bộ máy
  • Đại hội Đảng bộ Chi nhánh 716 nhiệm kỳ 2025-2030
  • Thông cáo báo chí số 7, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Quán triệt, triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư về lưu trữ, quản lý tài liệu
  • Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh
  • ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
  • Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh
  • Có thể xem xét, bố trí nhân sự là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh làm bí thư cấp ủy cấp xã
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Tăng cường đấu tranh phòng, chống thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả
  • Trao tiền ủng hộ cho 3 chị em mồ côi ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy
  • Đứa trẻ bị bỏ rơi
  • Nâng cao mức độ hài lòng của du khách
  • Sự nguy hiểm của thời tiết cực đoan và những cảnh báo không thể xem nhẹ
  • Khởi tố đối tượng lừa “chạy án” chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng
  • Công bố và trao quyết định nghỉ hưu trước tuổi cho 8 cán bộ
  • Bộ Quốc phòng triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số" trong Quân đội

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by