• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang tiếp xúc cử tri tại huyện Kon Plông    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tuy làm việc tại huyện Đăk Tô    Tăng cường hỗ trợ CB,CC,VC,NLĐ tỉnh Kon Tum về công tác tại Trung tâm hành chính tỉnh Quảng Ngãi sau hợp nhất tỉnh    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tuy làm việc tại huyện Đăk Hà    Đoàn kiểm tra của Bộ Quốc phòng làm việc với Bộ CHQS tỉnh và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh   

Văn hóa - Thể thao - Du lịch

Nâng cao mức độ hài lòng của du khách

13/05/2025 13:05

Trong bối cảnh người người, nhà nhà làm du lịch thì cùng với việc xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, một vấn đề quan trọng khác là làm sao để nâng cao mức độ hài lòng của du khách. Không ngừng nỗ lực đổi mới, cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ là yêu cầu tất yếu để nâng cao mức độ hài lòng của khách du lịch luôn là mục tiêu, là trăn trở của từng địa phương, từng điểm đến, từng cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh.

Không chỉ sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên thú vị và đẹp mắt, Kon Tum còn có lợi thế là vùng đất có bề dày văn hóa, lịch sử đã tạo nên những “mỏ vàng” quý giá để khai thác các loại hình du lịch. Thực tế đã chứng minh, những năm gần đây, Kon Tum đã định vị và trở thành một điểm đến ấn tượng trên bản đồ du lịch Việt Nam. Năm 2023, tỉnh đón hơn 1,3 triệu lượt khách, trong đó có 5.000 lượt khách quốc tế, đến năm 2024, tổng lượt khách ước đạt 2,3 triệu, với số khách quốc tế tăng lên 8.500 lượt, đưa Kon Tum lên vị trí thứ 2 Tây Nguyên về lượt khách du lịch (chỉ sau Lâm Đồng). 

Sau kỳ tham quan, nghỉ dưỡng, đáng mừng là đa số du khách đều chung nhận xét: Kon Tum hiền hòa, mến khách, không có kiểu chèo kéo, chặt chém du khách. Kon Tum đã có các địa điểm, sản phẩm, dịch vụ du lịch khai thác khá hiệu quả; có sự kết nối du lịch giữa các điểm đến; có khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, có các điểm du lịch cộng đồng, các món ăn được các tổ chức ẩm thực thế giới công nhận, vinh danh; các khách sạn, nhà hàng đảm bảo tiêu chuẩn, đáp ứng được nhu cầu của du khách.

 Những nhận xét đó, xét trên khía cạnh tích cực đã cho thấy du khách phần nào hài lòng với các điểm đến, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, không vì thế mà du lịch Kon Tum bằng lòng với những gì đang có. Xu thế, yêu cầu chất lượng trải nghiệm của du khách theo thời gian sẽ ngày càng nâng cao. Không chỉ cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa đa dạng, đặc sắc sẽ thu hút được du khách, mà một yếu tố quan trọng khác là các dịch vụ tương ứng.

Quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, làng du lịch cộng đồng Vi Rơ ngheo (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông) nhận được nhiều sự hài lòng của du khách. Ảnh: N.P

 

Lấy đơn cử ở các làng du lịch cộng đồng trên điạ bàn tỉnh. Chính cảnh quan tự nhiên, văn hóa truyền thống và những con người bình dị, mộc mạc ở nơi đây đã thu hút được nhiều du khách. Nhưng, để những điều đó trở thành nét đẹp, tạo ra sự hài lòng của du khách thì mỗi cộng đồng làng phải được trang bị thêm các kiến thức để giữ gìn, tôn vinh và quảng bá. Trong khi đó, hạ tầng ở các làng du lịch cộng đồng còn chưa được đầu tư đồng bộ, nhất là thiếu nước sạch và nhà vệ sinh; dân làng vốn chưa quen với đời sống tiện nghi, chưa quen với việc giao tiếp, giới thiệu cho du khách hiểu thêm về phong tục, tập quán, những nét đẹp văn hóa của làng nên đôi khi cũng chưa thật trọn vẹn. Để nâng cao mức độ hài lòng của du khách, không ai khác, chính dân làng phải học hỏi cung cách phục vụ, hướng dẫn du khách tham quan, làm sao vừa bảo tồn, giữ gìn cảnh quan tự nhiên và những nét đẹp văn hóa từ lâu đời của làng, vừa đầu tư cơ sở vật chất tiện nghi, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Như vậy, nói cách khác, các điểm đến, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch không thể chỉ khai thác trên tiềm năng sẵn có theo kiểu “ăn xổi ở thì”, mà cần phải “ghi điểm” trong lòng du khách về các dịch vụ đi kèm. Trên thực tế có những pha “mất điểm” trong lòng du khách lại xuất phát từ những chuyện tưởng nhỏ, nhưng lại chẳng hề nhỏ. Không ít du khách phàn nàn chuyện nhà vệ sinh chưa… vệ sinh, nhà vệ sinh chưa tỷ lệ thuận với số lượng du khách ngày một đông; nhân viên phục vụ chưa chuyên nghiệp, chưa tận tình; các dịch vụ ăn uống, vui chơi, mua sắm ít. Rồi, quảng bá một đằng, cung cấp sản phẩm một nẻo, lại thêm kiểu làm ăn chụp giật, nhếch nhác, tự phát, thiếu giữ gìn, chăm chút, vứt xả rác bừa bãi ảnh hưởng đến môi trường, mỹ quan, cảnh quan.

Rõ ràng, những nhận xét đó không vui nhưng rất thực. Vì sản phẩm du lịch được tạo nên bởi sự kết hợp của nhiều công đoạn như ăn uống, lưu trú, vận chuyển, tham quan. Chỉ cần một trong số các công đoạn thiếu đi sự quan tâm, thiếu đi sự chỉn chu sẽ làm ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách. Trong khi đó, với mức sống ngày càng cao, có những đoàn khách đến với Kon Tum ngoài thưởng ngoạn cảnh đẹp, họ còn cần được phục vụ một cách tốt nhất. Nói cách khác, họ cần các sản phẩm du lịch và dịch vụ chất lượng. Khi các sản phẩm, dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu, du khách khó sự hài lòng về điểm đến cũng là lẽ đương nhiên.

Các công ty lữ hành, hiệp hội du lịch đến khảo sát du lịch và chụp ảnh lưu niệm cùng đội cồng chiêng, xoang xã Măng Ri. Ảnh: N.P

 

Sự hài lòng của du khách rất quan trọng. Chính sự hài lòng sẽ mang lại cảm giác thoải mái, thích thú, thỏa mãn và hơn nữa là sự tin cậy. Một khi du khách có cảm giác thoải mái, thích thú, tin cậy, du khách không chỉ quay trở lại lần hai, lần ba và nhiều lần hơn thế nữa, mà còn chia sẻ, giới thiệu với người thân, bạn bè, góp phần quảng bá, tăng lượng du khách đến với Kon Tum. 

Làm thế nào để gia tăng được mức độ trải nghiệm, sự hài lòng của du khách luôn là trăn trở của từng địa phương, từng điểm đến, từng cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh. Không ngừng nỗ lực đổi mới, cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, trong đó, xem xét và đánh giá lại dịch vụ của các sản phẩm, điểm du lịch, kiểm soát mức giá bán, đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn cho khách, tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực và quan tâm giữ gìn vệ sinh, môi trường là những yếu tố mà các địa phương, điểm đến, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch phải đặc biệt quan tâm.

Nguyên Phúc  

   

Các tin khác

  • Khai mạc Giải Cầu lông các nhóm tuổi mở rộng năm 2025
  • Phát triển phong trào bơi lội trong cộng đồng
  • Gìn giữ nét đẹp truyền thống từ các câu lạc bộ văn hóa
  • Hội thao Khối văn phòng Sở VH,TT&DL các tỉnh Tây Nguyên
  • Đẩy mạnh thương mại hóa các sản phẩm nghề truyền thống
  • Chuyển biến tích cực từ Dự án 6
  • Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh Kon Tum đưa được vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  • Chùm ảnh: Kon Tum gìn giữ và phát huy văn hóa dân tộc thiểu số
  • Chùm ảnh: Khung cảnh hùng vĩ ở đèo Vi Ô Lắc
  • Giữ gìn nghề dệt thổ cẩm của người Hà Lăng
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Tổng kết Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2021 - 2025
  • Kiểm tra công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp tại Trường THPT Kon Tum và Trường PTTH DTNT tỉnh
  • Người dân Tu Mơ Rông mừng vui với sự đổi thay sau 20 năm thành lập
  • Khẩn trương chuẩn bị đại hội đảng bộ cấp xã
  • Kỷ niệm đáng nhớ trong chuyến công tác tại Nhà giàn DK1
  • Hội nghị Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tỉnh lần thứ VII
  • Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy Đại hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2025 – 2030
  • “Việc hợp nhất hai tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi là một định hướng chiến lược lớn, mở ra không gian phát triển mới”

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Trung đoàn 990- Hoàn thành huấn luyện chiến sĩ mới
  • Người Xơ Đăng thay đổi từ nhận thức đến hành động
  • Bình yên Đăk Kia
  • Chùm ảnh: Du lịch sinh thái và giá trị văn hóa đa dạng - lợi thế vàng của Kon Tum

Đất & Người Kon Tum

  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Các DTTS ở Kon Tum như Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Gié – Triêng, Rơ Măm, Brâu, sở hữu kho tàng văn hóa truyền thống phong phú. Trong đó, sử thi (còn gọi là trường ca) là một loại hình nghệ thuật đặc biệt, không chỉ là những câu chuyện dài được kể bằng lời hát, mà còn thể hiện cách nhìn nhận thế giới, cuộc sống và những điều nhân văn trong cộng đồng mỗi dân tộc.
  • Suối Đăk Lôi níu chân du khách
  • Người dành trọn đời cho thổ cẩm
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by