Những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở tỉnh Kon Tum đã lan tỏa sâu rộng, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, nhiều số liệu về kết quả thực hiện phong trào khiến người đọc cảm thấy băn khoăn…
Ngày 18/11/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 155/2016/NĐ-CP với 4 chương và 63 điều, quy định chi tiết về các hành vi vi phạm, mức phạt, cơ quan thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2017. Theo đó, mức phạt thấp nhất là 500 ngàn đồng và cao nhất đến hàng tỷ đồng.
“Người ta vẫn nói phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng phải không chị?” – một nữ đồng nghiệp trẻ đã hỏi tôi như vậy. Suy nghĩ đó hẳn không riêng từ nữ đồng nghiệp ấy mà còn của rất nhiều phụ nữ và của cả nhiều người đàn ông khác nữa.
Thông tin UBND tỉnh vừa thành lập Hội đồng Tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp; Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum cũng ra mắt Ban điều hành Trung tâm Khởi nghiệp và được đồng chí Nguyễn Văn Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tặng 1 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa khiến nhiều người vui mừng.
Trong thế giới phẳng hiện nay, thông tin trên mạng xã hội có khả năng lan truyền một cách chóng mặt. Dù không phải chính thống nhưng những thông tin chưa kiểm chứng đúng - sai này lại luôn khiến dư luận ồn ào, sẵn sàng tung hô theo số đông, gây hoang mang trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự.
Mới đây, Bộ Tài chính đã công bố dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường; theo đó sẽ tăng khung thuế bảo vệ môi trường với xăng từ 4.000-8.000 đồng/lít và nhiên liệu bay lên 3.000- 6.000 đồng/lít… Lý do mà Bộ Tài chính đưa ra để đề xuất tăng mức thuế với mặt hàng đặc biệt này là “để cơ cấu lại ngân sách trong bối cảnh hội nhập, các dòng thuế bị cắt giảm”.
Nghị định 155 có hiệu lực được 20 ngày nhưng dường như mọi chuyện vẫn như cũ. Không ít người cho rằng, cốt lõi không phải nằm ở chỗ mức xử phạt mà là xử phạt như thế nào.
Theo thống kê chưa đầy đủ của các cơ quan chức năng, trong 7 ngày Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 vừa qua, cả nước có 368 vụ tai nạn giao thông, làm chết 203 người, bị thương 417 người. Trong đó có trên 40% số vụ tai nạn giao thông do sử dụng rượu, bia.
Mấy ngày nay, dư luận phẫn nộ trước việc một cô giáo mầm non ở Hà Nội dùng dép đánh đập vào đầu, vào mặt trẻ. Mà nói đâu cho xa, chẳng phải ngay ở thành phố Kon Tum cách đây không lâu báo chí, mạng xã hội đã đăng tải clip cô giáo mầm non của một trường có tiếng dùng tay tát vào mặt, rồi dùng thước đánh bôm bốp vào người các trẻ mới 3-4 tuổi khiến nhiều người cảm thấy xót xa.
Đã thành thông lệ, hay đúng hơn là thành một nét đẹp hàng năm, sau kỳ nghỉ tết dài ngày, các địa phương, đơn vị tổ chức ra quân đầu năm. Năm nay, các huyện, thành phố đã đăng ký tổ chức ra quân đầu năm gắn với xây dựng nông thôn mới vào ngày 3/2, tức ngày mùng 6 tết.
Tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính ngay từ những ngày đầu tiên khi đi làm trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Đinh Dậu - đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Văn Hùng đã có ý kiến chỉ đạo như vậy tại buổi họp đầu xuân của Thường trực Tỉnh ủy vào sáng 2/2.
“Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”. Những ngày xuân này, khi dạo bước trên đường phố rực rỡ cờ hoa, biểu ngữ mừng Xuân mừng Đảng, ngắm nhìn dòng người náo nức đón tết, tôi hay nghĩ về câu thơ trong bài “Dáng đứng Việt Nam”của nhà thơ- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Anh Xuân mà tôi vừa nêu. Tổ quốc ta, đất nước ta, từ khi có Đảng là đã có mùa xuân...
Đảm bảo mọi người, mọi nhà đều có tết là chỉ đạo rất sớm và liên tục của lãnh đạo tỉnh trong Kế hoạch số 21-KH/TU về thăm, chúc tết năm 2017 của Tỉnh ủy, trong các cuộc họp, các cuộc làm việc với các cấp, các ngành. Bởi vậy, ngay từ những ngày đầu năm 2017, mỗi đơn vị, tổ chức, ở mỗi góc độ quan tâm đều đã có nhiều hoạt động ý nghĩa.
Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp tết nguyên đán, khi nhu cầu đi lại, thăm hỏi của người dân tăng cao đã kéo theo đó tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, rồi số vụ tai nạn giao thông có chiều hướng gia tăng. Nhẹ thì xây xát, nặng thì mất luôn cả tết vì nằm viện vài ngày, thậm chí bị tàn phế, rồi tử vong.
Quà tết còn là đạo lý tương thân tương ái từ ngàn đời của dân tộc nên trước Tết cả tháng, Đảng, Nhà nước, tỉnh đã triển khai kế hoạch tặng quà Tết cho người nghèo, khó khăn, gia đình chính sách...
Nhiều người dân Kon Tum đã nói như vậy khi biết tin tỉnh chấp hành nghiêm Chỉ thị của Ban Bí thư với nội dung yêu cầu không bắn hoa trong dịp Tết Đinh Dậu này.
Một mùa xuân mới lại về. Cùng với sự tuần hoàn đổi thay của vạn vật mỗi khi xuân về, Kon Tum đang hòa mình vào dòng chảy phát triển chung của cả nước trong sự phát triển với khí thế mới tràn trề sinh lực. Người dân Kon Tum háo hức bước vào mùa xuân mới trong niềm hân hoan, tự hào bởi những thành quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nỗ lực đạt được.
“Thắt lưng buộc bụng”, “liệu cơm gắp mắm”, một lần nữa được tỉnh đặt ra quyết liệt trên nhiều lĩnh vực, dưới nhiều góc độ. Ngay trong kỳ họp HĐND tỉnh lần thứ ba, nhiệm kỳ 2016-2021 mới đây, 1 trong 5 nhóm công tác năm 2017 mà Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Văn Hùng nhắc nhở chính là thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.