• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn gặp gỡ, đối thoại với thanh niên    UBND tỉnh và Tập đoàn Viettel ký kết Thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số    Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hòa thăm, tặng hoa Tỉnh đoàn    Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tặng cờ Tổ quốc tại huyện Ngọc Hồi    Chương trình cà phê doanh nghiệp, doanh nhân tháng 3   

Tiêu điểm

Khí thế tháng Ba

13/03/2023 13:10

Phát huy tinh thần cách mạng tiến công trong những ngày tháng Ba lịch sử, cùng với sự đoàn kết, nhất trí, đồng thuận cao của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trong tỉnh, trong tương lai không xa, Kon Tum sẽ trở thành một địa phương phát triển nhanh và bền vững.

Đi trong những ngày tháng Ba lịch sử, tôi lại nhớ cách đây 48 năm (ngày 16/3/1975), đồng bào các dân tộc cùng với các lực lượng vũ trang trong tỉnh đã đồng loạt nổi dậy tấn công vào sào huyệt của chế độ ngụy quyền ở Kon Tum, góp phần cùng với quân và dân cả nước làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975 lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. 

Phát huy tinh thần cách mạng tiến công trong những ngày tháng Ba lịch sử, phát huy những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân trong tỉnh nỗ lực vượt khó, đoàn kết, đồng lòng bắt tay vào xây dựng, kiến thiết quê hương để trở thành một tỉnh trên đà phát triển, có nhiều đổi thay và bề thế như ngày hôm nay.

Đô thị Kon Tum ngày càng hiện đại, phát triển. Ảnh: D.Đ.N

 

Còn nhớ, sau ngày quê hương được giải phóng, nhất là thời điểm tỉnh Kon Tum được thành lập lại, kinh tế lạc hậu, nghèo nàn; công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nhỏ bé, sản phẩm chưa nhiều, chất lượng thấp; thương mại - dịch vụ vốn đã yếu lại đứng trước thử thách mới; giao thông đi lại vô vàn khó khăn; đời sống người dân nghèo nàn và lạc hậu về nhiều mặt; hệ thống giáo dục còn sơ khai, thiếu thốn; hệ thống y tế vừa thiếu, vừa yếu; cơ sở vật chất văn hóa, thông tin dường như không có gì đáng kể, nhiều xã vùng sâu, vùng xa còn “trắng” về thông tin. Có thể nói, đây là giai đoạn kinh tế-xã hội tỉnh gặp nhiều khó khăn, hầu như phải bắt tay xây dựng lại từ đầu.

Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo tài tình của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, nhất là thực hiện Nghị quyết các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra trong sự nghiệp đổi mới, được cụ thể hóa bằng những hành động cách mạng cụ thể, quyết liệt thì tiềm năng, lợi thế của tỉnh ngày càng được khai thác có hiệu quả, kinh tế, văn hóa-xã hội tỉnh nhà ngày càng có nhiều khởi sắc, tiến bộ vượt bậc, từng bước tạo nên những điểm hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Minh chứng thuyết phục nhất về sự bứt phá là kinh tế tỉnh nhà từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025) đến nay, tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn tỉnh (GRDP) hằng năm tăng trưởng khá, bình quân giai đoạn 2020-2022 đạt 8,45%/năm, trong đó năm 2022 đạt 9,5%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đều tăng qua các năm: Năm 2020 đạt 3.000 tỷ đồng, năm 2021 đạt 3.659 tỷ đồng, năm 2022 đạt 4.050 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 43,2 triệu đồng cuối năm 2020 lên 52,44 triệu đồng vào cuối năm 2022 (đạt 75% mục tiêu cuối nhiệm kỳ).

Bên cạnh đó, tổng giá trị tăng thêm của ngành Nông nghiệp (giá hiện hành) đến cuối năm 2022 khoảng 5.900 tỷ đồng, tăng 24,5% so với đầu nhiệm kỳ. Có 41 xã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí về nông thôn mới, tăng 13 xã so với đầu nhiệm kỳ (đạt 68,3% chỉ tiêu Nghị quyết). Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp-xây dựng đến cuối năm 2022 đạt 9.361 tỷ đồng, tăng 45,3% so với đầu nhiệm kỳ; giá trị tăng thêm của ngành thương mại, dịch vụ năm 2022 đạt 12.593 tỷ đồng, tăng 17,1% so với đầu nhiệm kỳ. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến cuối năm 2022 đạt 320,8 triệu USD, tăng 12,3% so với đầu nhiệm kỳ. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đến nay, có 630 doanh nghiệp được thành lập mới, tổng vốn điều lệ khoảng 13.100 tỷ đồng; thu hút được 68 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 18.237 tỷ đồng.

Ngoài sự bứt phá về kinh tế, các lĩnh vực như văn hóa, xã hội cũng ngày càng khởi sắc, đời sống văn hóa tinh thần của mọi người dân không ngừng được chăm lo. Tính đến nay, 100% trạm y tế trên địa bàn tỉnh, kể cả vùng gian khó nhất cũng đã có bác sĩ; 99% xã trên toàn tỉnh đã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế so với dân số năm 2022 ước đạt 92,75%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10,86% vào cuối năm 2022. Các giá trị bản sắc văn hóa, truyền thống các dân tộc thiểu số, các di tích lịch sử không ngừng được khôi phục, bảo tồn và phát huy.

Bên cạnh đó, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị không ngừng được củng cố và tăng cường. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, toàn Đảng bộ tỉnh đã kết nạp được 2.126 đảng viên, nâng tổng số đảng viên toàn Đảng bộ lên 31.315 đồng chí. Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; tăng cường vận động, tập hợp quần chúng vào các tổ chức đoàn, hội, tỷ lệ tập hợp đoàn viên, hội viên đạt 81%...

Những thành tựu đạt được hơn nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đang tiếp thêm niềm tin và sức mạnh cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra vào cuối nhiệm kỳ.

Để đạt được mục tiêu đó, trong thời gian tới, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cùng với đồng bào các dân tộc trong tỉnh quyết tâm triển khai có hiệu quả Chương trình số 50-CTr/TU, ngày 09/01/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị “về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đồng thời đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, trọng tâm là thu hút đầu tư các nhà máy chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp; tăng cường liên kết, phát triển du lịch, phấn đấu đến năm 2025 xây dựng Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen cơ bản đáp ứng các tiêu chí của Khu du lịch cấp quốc gia. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Thực hiện tốt các Chương trình mục tiêu quốc gia, đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục đầu tư các thiết chế văn hóa, bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS trên địa bàn. Thực hiện tốt công tác đảm bảo quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Phát huy khí thế và tinh thần cách mạng trong những ngày tháng Ba lịch sử, phát huy những kết quả đạt được trong thời gian qua và với sự đoàn kết, nỗ lực vươn lên, đổi mới, sáng tạo, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong tỉnh sẽ xây dựng tỉnh nhà ngày càng phát triển nhanh và bền vững.

Dương Đức Nhuận

   

Các tin khác

  • Lắng nghe và đồng hành
  • Hết lòng vì sức khỏe nhân dân
  • Kỳ vọng du lịch
  • Quyết tâm, quyết liệt ngay từ đầu năm
  • Ấm lòng đồng bào nơi biên giới
  • Năm mới, thắng lợi mới
  • Quyết tâm cải thiện chỉ số hành chính và năng lực cạnh tranh
  • Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững chắc
  • Trách nhiệm và nghĩa tình
  • Củng cố niềm tin người dân
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Bế mạc Hội thao Kỷ niệm ngày truyền thống ngành Thể dục thể thao
  • Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc
  • Lực lượng xung kích đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
  • Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tổ chức Kỳ họp lần thứ 16
  • Hai cháu nhỏ tử vong do đuối nước
  • Hội thảo khoa học quốc tế “Thương mại và phân phối”
  • Vận chuyển trái phép chất ma tuý, nhận án 20 năm tù
  • Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn gặp gỡ, đối thoại với thanh niên

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Xanh mát giữa nắng tháng Ba
  • “Điểm tựa” của làng
  • Đam mê với sản phẩm OCOP
  • Chùm ảnh: Người Gia Rai gìn giữ nghề dệt truyền thống

Đất & Người Kon Tum

  • Độc đáo “hơ gọ” của người Xơ Đăng
  • Rong ruổi trên hành trình đến với các thôn làng, một lần, tôi được bà con Xơ Đăng ở làng Đăk Tăng (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông) chiêu đãi món “hơ gọ”- tức nõn chuối nấu thịt gác bếp. Dù chỉ một lần thưởng thức, nhưng món ăn độc đáo ấy đã để lại trong tôi những dư vị khó quên.
  • Nghệ nhân nặng lòng với văn hóa dân gian
  • Lớp học đàn t’rưng bên cầu Kon Klor
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by