• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tặng cờ Tổ quốc tại huyện Ngọc Hồi    Chương trình cà phê doanh nghiệp, doanh nhân tháng 3    Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu làm rõ nguyên nhân vụ cháy rừng trồng tại xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy    UBND tỉnh Kon Tum tiếp, làm việc với Đoàn Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm, chúc mừng Hội LHPN tỉnh nhân dịp 8/3   

Tiêu điểm

Làm bạn với cây cao su - Không nên “ăn xổi ở thì”

07/10/2014 10:50

Trường hợp vườn cây cao su già cỗi, bị bệnh năng suất thấp thì việc phá bỏ vườn cây có thể chấp nhận, nhưng nếu vườn cây đang phát triển tốt, còn cho mủ nhiều mà phá bỏ thì quả là “ăn xổi ở thì”.

So với những năm gần đây, năm nay là năm giá cao su xuống thấp nhất. Chính vì vậy, một số vườn cao su nhiều tuổi, năng suất thấp đã bị chặt để chuyển sang cây trồng khác; một số vườn cây đến tuổi khai thác, nhưng nhiều người không cạo mủ vì sợ thu không đủ bù chi; nhiều người lại có tâm lý muốn bỏ bê vườn cây cao su trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Trường hợp vườn cây cao su già cỗi, bị bệnh năng suất thấp thì việc phá bỏ vườn cây có thể chấp nhận, nhưng nếu vườn cây đang phát triển tốt, còn cho mủ nhiều mà phá bỏ thì quả là “ăn xổi ở thì”. Làm nông nghiệp, giá cả lên xuống là chuyện thường. Còn nhớ trước đây, cây cà phê hạ giá, nhiều người bán rẻ hay chặt phá cà phê để chuyển sang cây trồng khác, khi giá lên thì lại ân hận, tiếc nuối.

Ở Kon Tum, mặc dù việc phá bỏ cao su có chất lượng chưa xảy ra (diện tích bị chặt chủ yếu là một số ít vườn cây già cỗi, bị bệnh hoặc năng suất thấp), nhưng có không ít hộ suy nghĩa chưa thấu đáo không còn “mặn mà”, bỏ bê vườn cây.

Người dân xã Ya Ly (huyện Sa Thầy) phát triển cao su tiểu điền. Ảnh: VN

 

Tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Đề án chính sách hỗ trợ phát triển cao su tiểu điền, các đại biểu đặt vấn đề là nên tiếp tục đầu tư cho dân trồng cao su hay tạm dừng thực hiện Đề án.

Bằng thực tiễn và sự phân tích thấu đáo, nhiều ý kiến cho rằng nên tiếp tục đầu tư cho dân trồng cao su. Bởi, mặc dù giá cao su xuống thấp, nhưng ở vườn cao su khai thác ổn định, người dân vẫn có thu nhập bình quân khoảng 500 nghìn đồng/ha/ngày cạo. Với giá này, nếu so với cây trồng khác, cây cao su vẫn cho giá trị kinh tế cao.

Các đại biểu vẫn đánh giá cao chính sách hỗ trợ phát triển cao su tiểu điền và cho đây là chính sách được lòng dân, hiệu quả nhất. Việc giá cao su xuống thấp, nếu có thua lỗ hoặc huề vốn là chỉ có ở doanh nghiệp Nhà nước do đơn giá đầu tư cao, lao động gián tiếp ăn theo nhiều, còn cao su tiểu điền do người lao động trực tiếp cạo vẫn lãi khá so với nhiều cây trồng khác.

Sau khi phân tích và xem xét cây cao su ở nhiều khía cạnh, các đại biểu tham dự Hội nghị đều thống nhất tiếp tục thực hiện Đề án chính sách hỗ trợ phát triển cao su tiểu điền.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Hữu Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho rằng việc trồng cao su là việc đầu tư dài hạn, bà con không nên có tâm lý “ăn xổi ở thì”. Nếu hộ nghèo nào có tâm huyết, có đất, có bìa đỏ, tình nguyện viết đơn, kiên trì với cây cao su tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư; nếu hộ nào không tâm huyết với cây cao su thì sẽ để lại. Việc phát triển cao su tiểu điền theo Đề án trong năm 2015 cần được thực hiện chặt chẽ. Đồng chí yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố tiếp tục phối hợp giải quyết đất chồng lấn, đo đạc cấp bìa đỏ cho dân phát triển cao su cao su tiểu điền.  

Văn Nhiên

   

Các tin khác

  • Lắng nghe và đồng hành
  • Khí thế tháng Ba
  • Hết lòng vì sức khỏe nhân dân
  • Kỳ vọng du lịch
  • Quyết tâm, quyết liệt ngay từ đầu năm
  • Ấm lòng đồng bào nơi biên giới
  • Năm mới, thắng lợi mới
  • Quyết tâm cải thiện chỉ số hành chính và năng lực cạnh tranh
  • Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững chắc
  • Trách nhiệm và nghĩa tình
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Nâng cao chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn về 2 lĩnh vực Tòa án và Kiểm sát
  • Hạnh phúc là gì?
  • Công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ
  • Lễ chuyển giao và tiếp nhận tổ chức đảng, đảng viên Đảng bộ BIDV - Chi nhánh Kon Tum
  • Cần xử lý tình trạng vứt rác bừa bãi trên Quốc lộ 14
  • Hạnh phúc ở đâu?
  • Lắng nghe và đồng hành
  • Đôi điều suy nghĩ nhân Ngày Quốc tế hạnh phúc

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Đam mê với sản phẩm OCOP
  • Chùm ảnh: Người Gia Rai gìn giữ nghề dệt truyền thống
  • Trồng dâu tây trên đỉnh Đăk Chum I
  • Chùm ảnh: Phụ nữ Ba Na bên sông Đăk Bla

Đất & Người Kon Tum

  • Nghệ nhân nặng lòng với văn hóa dân gian
  • Người dân thôn Kon Sờ Lạc 2 (xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy) yêu quý và kính trọng nghệ nhân Y Gar (64 tuổi) bởi bà không chỉ là một người có uy tín tại địa phương mà còn rất tâm huyết trong gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Ba Na (nhánh Jơ Lâng).
  • Lớp học đàn t’rưng bên cầu Kon Klor
  • Truyền lửa đam mê nhạc cụ dân tộc
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by