• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tặng cờ Tổ quốc tại huyện Ngọc Hồi    Chương trình cà phê doanh nghiệp, doanh nhân tháng 3    Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu làm rõ nguyên nhân vụ cháy rừng trồng tại xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy    UBND tỉnh Kon Tum tiếp, làm việc với Đoàn Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm, chúc mừng Hội LHPN tỉnh nhân dịp 8/3   

Tiêu điểm

Lắng nghe ý kiến của cử tri

01/12/2014 08:07

Các đại biểu Quốc hội, HĐND lắng nghe nguyện vọng của cử tri, khẩn trương kiểm tra thực tế và tích cực đưa tiếng nói của cử tri đến với cơ quan chức năng, cấp có thẩm quyền xem xét...

Các Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trao đổi với cử tri. Ảnh: V.P 

 

Câu chuyện thứ nhất, tại các địa phương có tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua, trong nhiều năm qua, các đơn vị thi công đã xới lên, đào lấp, san ủi mặt bằng, xây cầu, dựng cống… mãi mà chưa có hồi kết thúc. Chỉ đến khi đại biểu Quốc hội tỉnh cùng với đại biểu Quốc hội các tỉnh Tây Nguyên có đường Hồ Chí Minh đi qua đang thi công mang tiếng nói của cử tri phản ánh trước diễn đàn Quốc hội, thì các đoàn công tác của Bộ Giao thông Vận tải “vi hành” và lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải đã có lời hứa: “Dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn qua Kon Tum phấn đấu từ nay đến trước Tết âm lịch sẽ trải thảm bê tông nhựa lớp 1 đối với các đoạn đi qua khu dân cư để người dân thuận lợi trong đi lại, phấn đấu sẽ cơ bản hoàn thành vào tháng 6/2015”. 

Câu chuyện thứ hai, tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh trong những năm qua còn quá nhiều bất cập về vấn đề trang thiết bị y tế, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn của cán bộ y tế. Cụ thể, hiện nay, người dân ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh vẫn không tiếp cận được với các dịch vụ y tế hiện đại. Khi đau ốm với những căn bệnh đáng ra được điều trị tại tuyến cơ sở, nhưng do thiếu thiết bị y tế, hoặc thiếu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa sâu, nên y tế tuyến cơ sở phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để điều trị, gây tốn kém khá nhiều công sức, tiền bạc cho người dân và gây quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.

Tiếp thu ý kiến này của cử tri, trong năm nay, ngành Y tế tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức khám, chữa bệnh cho nhân dân tại tuyến cơ sở, tăng cường đầu tư và chuyển các trang thiết bị y tế từ những nơi không đủ điều kiện sử dụng đến các phòng khám đa khoa khu vực, đồng thời tăng cường luân chuyển bác sĩ và phân công kịp thời đội ngũ bác sĩ trẻ mới ra trường về phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh. Đặc biệt, ngành Y tế tỉnh hàng năm đều tổ chức các hội thi về quy tắc ứng xử để nhắc nhở đội ngũ cán bộ y tế cần nâng cao hơn nữa y đức của người thầy thuốc, nên tình trạng hách dịch, quan liêu, nhũng nhiễu đã được hạn chế.

Câu chuyện thứ ba, cử tri phản ánh việc nhiều người dân mất chứng minh nhân dân (CMND) hoặc CMND hết thời hạn sử dụng phải làm lại. Thủ tục đòi hỏi phải có sổ hộ khẩu thường trú, nhưng nhiều người có ngày sinh trong CMND và sổ hộ khẩu không trùng nên không làm được. Cơ quan Công an sở tại yêu cầu người dân phải có giấy khai sinh bản chính mới làm được, nhưng với những người lớn tuổi phần lớn không còn giấy khai sinh bản chính nữa.

Tiếp thu ý kiến này của cử tri, Bộ Công an đã có văn bản trả lời rằng: “Trường hợp ngày sinh trong CMND và ngày sinh trong sổ hộ khẩu thường trú không khớp nhau thì không nhất thiết phải xuất trình giấy khai sinh bản chính, mà công dân có thể xuất trình bản sao giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh đăng ký lại, cấp lại, hoặc quyết định thay đổi ngày tháng năm sinh của cơ quan có thẩm quyền để làm căn cứ điều chỉnh thông tin về ngày sinh trong sổ hộ khẩu và CMND cho công dân”.

Câu chuyện thứ tư, cử tri phản ánh việc một số chính sách của nhà nước mới chỉ dành cho đối tượng sinh sống ở các xã vùng cao, khu vực không phải là đô thị, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn…(gọi chung là vùng cao) được hưởng, còn những đối tượng sinh sống ở thị trấn, phường thì không được hưởng, trong khi đó điều kiện sống của họ so với các đối tượng sinh sống ở các xã vùng cao… không cao hơn bao nhiêu.

Tiếp thu ý kiến này của cử tri, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết: “Hiện nay, Bộ đã nghiên cứu, xây dựng chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 phù hợp hơn theo định hướng tiếp cận chuẩn nghèo theo hướng đa chiều để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành quyết định… Trong cách xác định chuẩn nghèo theo phương pháp đa chiều thì thu nhập chỉ là một trong những chỉ số để xác định hộ gia đình có phải là hộ nghèo, hộ cận nghèo hay không. Phương pháp này sẽ giải quyết những bất cập, vướng mắc tồn tại trong cách xác định chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015, đồng thời phản ánh chính xác hơn tình trạng nghèo của các hộ gia đình”. Từ đó, nhà nước sẽ có các quyết sách phù hợp với thực tế hơn.

Thông qua 4 câu chuyện trên xuất phát từ phản ánh của cử tri, chúng ta thấy rằng, tiếng nói của cử tri vô cùng quan trọng trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Các đại biểu Quốc hội, HĐND lắng nghe nguyện vọng của cử tri, khẩn trương kiểm tra thực tế và tích cực đưa tiếng nói của cử tri đến với cơ quan chức năng, cấp có thẩm quyền xem xét thì chắc chắn sẽ khắc phục được những hạn chế, để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng người dân.

Nguyên Hà

   

Các tin khác

  • Lắng nghe và đồng hành
  • Khí thế tháng Ba
  • Hết lòng vì sức khỏe nhân dân
  • Kỳ vọng du lịch
  • Quyết tâm, quyết liệt ngay từ đầu năm
  • Ấm lòng đồng bào nơi biên giới
  • Năm mới, thắng lợi mới
  • Quyết tâm cải thiện chỉ số hành chính và năng lực cạnh tranh
  • Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững chắc
  • Trách nhiệm và nghĩa tình
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Nâng cao chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn về 2 lĩnh vực Tòa án và Kiểm sát
  • Hạnh phúc là gì?
  • Công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ
  • Lễ chuyển giao và tiếp nhận tổ chức đảng, đảng viên Đảng bộ BIDV - Chi nhánh Kon Tum
  • Cần xử lý tình trạng vứt rác bừa bãi trên Quốc lộ 14
  • Hạnh phúc ở đâu?
  • Lắng nghe và đồng hành
  • Đôi điều suy nghĩ nhân Ngày Quốc tế hạnh phúc

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Đam mê với sản phẩm OCOP
  • Chùm ảnh: Người Gia Rai gìn giữ nghề dệt truyền thống
  • Trồng dâu tây trên đỉnh Đăk Chum I
  • Chùm ảnh: Phụ nữ Ba Na bên sông Đăk Bla

Đất & Người Kon Tum

  • Nghệ nhân nặng lòng với văn hóa dân gian
  • Người dân thôn Kon Sờ Lạc 2 (xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy) yêu quý và kính trọng nghệ nhân Y Gar (64 tuổi) bởi bà không chỉ là một người có uy tín tại địa phương mà còn rất tâm huyết trong gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Ba Na (nhánh Jơ Lâng).
  • Lớp học đàn t’rưng bên cầu Kon Klor
  • Truyền lửa đam mê nhạc cụ dân tộc
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by