• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Lễ tưởng niệm 55 năm ngày các chiến sĩ Trung đoàn 209 hy sinh tại Chư Tan Kra    Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn gặp gỡ, đối thoại với thanh niên    UBND tỉnh và Tập đoàn Viettel ký kết Thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số    Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hòa thăm, tặng hoa Tỉnh đoàn    Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tặng cờ Tổ quốc tại huyện Ngọc Hồi   

Tiêu điểm

Thay đổi căn bản, toàn diện nông nghiệp, nông dân, nông thôn

09/11/2022 06:05

Quyết tâm chính trị của toàn Đảng bộ, toàn dân, toàn quân tỉnh ta là triển khai thực hiện quyết liệt Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng để đưa tỉnh Kon Tum phát triển nhanh, bền vững.

Với đặc thù là một nước đi lên từ sản xuất nông nghiệp, từ lâu Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến việc chăm lo phát triển nền nông nghiệp nước nhà lớn mạnh. Đảng đã có nhiều chủ trương, nghị quyết quan trọng về vấn đề “tam nông” (nông nghiệp, nông dân và nông thôn) và đã vực dậy nền nông nghiệp vốn dĩ lạc hậu, manh mún trở thành một nước có sản lượng lương thực cao- từng trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới và hiện nay là nước có sản lượng xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Ấn Độ và Thái Lan.

Ngày 16/6/2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, đây là một nghị quyết hết sức quan trọng nhằm thay đổi căn bản, toàn diện nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Quyết tâm triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đưa ra mục tiêu tổng quát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là nông dân và cư dân nông thôn có trình độ, đời sống vật chất tinh thần ngày càng cao, làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn; nông dân và nông thôn văn minh, phát triển toàn diện, có thu nhập cao. Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, quy mô sản xuất hàng hóa nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái. Nông thôn phát triển toàn diện, có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, hiện đại, cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, môi trường sống an toàn, lành mạnh, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang trao đổi với nông dân xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi về phát triển nông nghiệp chất lượng cao. Ảnh: D.Đ.N

 

Để góp phần cùng với cả nước đạt được các mục tiêu đề ra, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đưa ra giải pháp, trước hết phải đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh; bảo đảm quyền làm chủ của nông dân và cư dân nông thôn theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Đồng thời phát huy tinh thần đoàn kết, tình làng, nghĩa xóm, tương thân, tương ái; đẩy mạnh phong trào “nông dân khởi nghiệp”, phong trào “nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” và xây dựng nông thôn mới. Tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ nông dân và cư dân nông thôn nâng cao năng lực quản trị, phát triển kinh doanh; tạo sinh kế, việc làm ổn định, tiếp cận các nguồn lực, tiến bộ khoa học- công nghệ, chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Theo đó, tỉnh có định hướng cơ cấu lại nông nghiệp thực chất, hiệu quả và phát huy lợi thế nền nông nghiệp nhiệt đới, tiềm năng, lợi thế của địa phương. Đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai; phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, chuyên canh hàng hóa tập trung, quy mô lớn, liên kết chuỗi gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học-công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, cơ giới hóa, tự động hóa; gắn kết chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản. Khuyến khích phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, liên kết hoạt động sản xuất trồng trọt và chăn nuôi theo chu trình khép kín; chương trình mỗi xã một sản phẩm. Tổ chức lại sản xuất, phát triển mạnh kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, trọng tâm là hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp.

Tỉnh cũng chủ trương phát triển toàn diện, đồng bộ kinh tế nông thôn với cơ cấu nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ hợp lý, dựa trên khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo. Đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghiệp, dịch vụ, hình thành mạng lưới lưu thông, bảo quản, chế biến, thương mại điện tử ở nông thôn; bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho 6.000 lao động; chú trọng công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên, nhất là người DTTS, giảm thiểu tình trạng nguồn lực lao động ở nông thôn trong tỉnh đi làm việc thu nhập thấp. Đồng thời triển khai có hiệu quả Đề án phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, xây dựng ngành công nghiệp chế biến nông, lâm thủy sản có trình độ công nghiệp đạt mức trung bình trở lên so với cả nước.

Với những nhiệm vụ, giải pháp mà Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đề ra, tỉnh đặt ra mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quân duy trì khoảng 7%/năm; tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 19-20% trong cơ cấu kinh tế; tốc độ tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ nông thôn phấn đấu đạt bình quân trên 10%/năm. Phấn đấu đến năm 2030, có trên 85% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; có 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 7 đơn vị hành chính cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới hoặc hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2030 tăng gấp 2,5-3 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ gia đình ở khu vực nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 97,5%.

Với những định hướng đúng đắn, phù hợp của tỉnh, phấn đấu đến năm 2045, nông nghiệp của tỉnh trở thành kinh tế kỹ thuật gắn với công nghiệp chế biến hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Phấn đấu đến năm 2045, nâng tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp của tỉnh tăng cao hơn 30%, trong đó giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đạt 30-35% giá trị sản phẩm nông nghiệp chung của tỉnh, giữ ổn định độ che phủ rừng đạt 64%.

Những nhiệm vụ, giải pháp mà Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI đề ra chính là quyết tâm chính trị của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tỉnh ta triển khai thực hiện quyết liệt Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng để đưa tỉnh trở thành vùng kinh tế động lực, trọng điểm, có sản xuất nông nghiệp chất lượng cao; làm thay đổi tích cực diện mạo nông thôn mới, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc và góp phần đưa tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Dương Đức Nhuận

   

Các tin khác

  • Thanh niên là rường cột của nước nhà
  • Lắng nghe và đồng hành
  • Khí thế tháng Ba
  • Hết lòng vì sức khỏe nhân dân
  • Kỳ vọng du lịch
  • Quyết tâm, quyết liệt ngay từ đầu năm
  • Ấm lòng đồng bào nơi biên giới
  • Năm mới, thắng lợi mới
  • Quyết tâm cải thiện chỉ số hành chính và năng lực cạnh tranh
  • Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững chắc
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Đăk Hà tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân trong vụ nổ đầu đạn
  • Hội thảo Đề tài khoa học "nhận diện và ngăn chặn xung đột xã hội trên địa bàn tỉnh Kon Tum: những vấn đề lý luận và thực tiễn" 
  • Dưới mặt đất hiền lành - Bài 2: Nỗi đau ở lại
  • Ngành Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh chuyển đổi số
  • Phòng ngừa cháy, nổ trong mùa khô
  • “Ngày đoàn viên” năm 2023 tại Đăk Tô
  • Lễ tưởng niệm 55 năm ngày các chiến sĩ Trung đoàn 209 hy sinh tại Chư Tan Kra
  • Khó khăn, vướng mắc trong giải quyết TTHC liên quan đến bỏ sổ hộ khẩu giấy

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Xanh mát giữa nắng tháng Ba
  • “Điểm tựa” của làng
  • Đam mê với sản phẩm OCOP
  • Chùm ảnh: Người Gia Rai gìn giữ nghề dệt truyền thống

Đất & Người Kon Tum

  • Độc đáo “hơ gọ” của người Xơ Đăng
  • Rong ruổi trên hành trình đến với các thôn làng, một lần, tôi được bà con Xơ Đăng ở làng Đăk Tăng (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông) chiêu đãi món “hơ gọ”- tức nõn chuối nấu thịt gác bếp. Dù chỉ một lần thưởng thức, nhưng món ăn độc đáo ấy đã để lại trong tôi những dư vị khó quên.
  • Nghệ nhân nặng lòng với văn hóa dân gian
  • Lớp học đàn t’rưng bên cầu Kon Klor
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by