• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Đoàn ĐBQH tỉnh TXCT xã Ngọk Wang (huyện Đăk Hà) và xã Chư Hreng (thành phố Kon Tum)    Kỳ họp chuyên đề HĐND tỉnh: Quyết định nhiều chủ trương quan trọng về kinh tế-xã hội    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm và làm việc với thôn Làng Mới, xã Mường Hoong    Gặp mặt kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và trao giải Báo chí tỉnh Kon Tum lần thứ X năm 2021   

Tiêu điểm

Uống nước nhớ nguồn

09/04/2022 06:14

“Uống nước nhớ nguồn”, hướng về tổ tiên, cội nguồn để góp phần bảo vệ, xây dựng quê hương đất nước chính là bổn phận, tình cảm, trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả những ai mang trong mình dòng máu Lạc Hồng.

“Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba”. Không hiểu câu ca dao ấy có tự bao giờ, nhưng đã truyền tụng trong dân gian từ thế hệ này qua thế hệ khác; trở thành một biểu tượng cao đẹp của đạo lý, truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc Việt Nam; trở thành một chuẩn mực đạo đức của mỗi người dân trong mối liên kết giữa con cháu với sự kính trọng ông bà, tổ tiên.

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hay còn gọi là “Lễ hội Đền Hùng” chính thức là một ngày lễ của Việt Nam, một lễ hội của dân tộc Việt, là ngày để toàn thể dân tộc Việt Nam cùng hướng về và ghi nhận công lao to lớn của các Vua Hùng và các thế hệ đi trước đã có công dựng nước và giữ nước. Theo truyền thuyết của dân tộc Việt Nam thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem là thủy tổ của người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng và mỗi người dân đất Việt chúng ta chính là dòng dõi “con Lạc, cháu Hồng”.

Giỗ Tổ Hùng Vương chính là dịp để mọi người dân Việt hướng về cội nguồn, tổ tiên; giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, và là dịp quảng bá ra thế giới về một di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài.

Trong lần gặp mặt, căn dặn và giao nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong về tiếp quản Thủ đô Hà Nội tại Đền Giếng trong khu di tích Đền Hùng (thuộc núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) vào sáng 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Và lời căn dặn ấy đã trở thành câu nói bất hủ, khắc sâu vào tâm trí của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong sự nghiệp bảo vệ và dựng xây Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

Cho đến nay, Đảng và Nhà nước đều rất quan tâm tới việc thờ cúng các Vua Hùng, cấp kinh phí để tôn tạo không gian thờ cúng, đưa truyền thuyết Hùng Vương vào chương trình giảng dạy để giáo dục thế hệ trẻ, cho phép nhân dân cả nước nghỉ lễ Ngày Giỗ Tổ (mùng 10 tháng 3 âm lịch) để tham gia, tổ chức các hoạt động tế lễ hướng về cội nguồn dân tộc.

Mặc dù cách xa Đền Hùng hàng ngàn cây số, nhưng đối với người dân ở Kon Tum, Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành truyền thống vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm để tuởng nhớ, tôn vinh công lao của các Vua Hùng đã có công dựng nước, đồng thời cầu cho quốc thái dân an và truyền dạy cho con cháu về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Việc tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương ở Kon Tum hàng năm được Tỉnh ủy, UBND tỉnh và người dân trên bàn tỉnh quan tâm. Các địa điểm được người dân thường tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương là Đình Lương Khế, Am Linh Tự, Thanh Minh Tự (thành phố Kon Tum) và Chùa Tháp Kỳ Quang (huyện Đăk Hà)…

Dâng sản vật cúng Vua Hùng. Ảnh: QUANG ĐỊNH

 

Để Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương được chu đáo long trọng, thành kính, đúng nghi thức truyền thống, bà con ở những khu vực này đã chuẩn bị trong nhiều ngày và đóng góp kinh phí để mua sắm các lễ vật kính dâng lên Quốc Tổ. Đặc biệt, đình làng Lương Khế được xây dựng từ năm 1913, năm nay là năm thứ 119 đình làng Lương Khế tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương. Và năm nào cũng vậy, sự kiện này đều thu hút đông đảo người dân khắp nơi về thành kính dâng hương, dâng hoa tưởng vọng Vua Hùng khai quốc, lập nước Văn Lang của dân tộc Việt Nam.

Người dân Đăk Hà dâng hương tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương. Ảnh: QUANG ĐỊNH

 

Trong những ngày chuẩn bị và diễn ra Lễ Giỗ Quốc Tổ tại các điểm nói trên, người dân Kon Tum có dịp tưởng nhớ các bậc tiền hiền có công khai phá lập làng và ghi công đức các bậc hậu hiền bảo vệ, xây dựng và phát triển làng. Đây cũng là dịp để các bậc cao niên nhắc nhở con cháu dù miền Bắc hay miền Nam, dù đồng bằng hay miền núi, không phân biệt người Kinh hay đồng bào DTTS, đều sinh ra từ bọc trứng Âu Cơ, đều là con cháu Vua Hùng.

Trước tác động của đại dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, việc tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương ở tỉnh ta vài năm trở lại đây tại các điểm được người dân tổ chức đơn giản, gọn nhẹ để phòng, chống dịch, nhưng vẫn giữ được các nghi thức với lòng thành kính. Riêng năm nay, Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức tại Đình Lương Khế (thành phố Kon Tum) và Chùa Tháp Kỳ Quang (huyện Đăk Hà), nhưng chỉ được tổ chức phần lễ chứ không tổ chức phần hội để đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19. Dù vậy, việc tổ chức không thiếu sự trang nghiêm, long trọng và thành kính đối với tổ tiên, cội nguồn.

Giỗ Tổ Hùng Vương còn là dịp để chúng ta nhìn nhận lại những thăng trầm của lịch sử đất nước, của dân tộc, nhắc nhở cháu con phải có trách nhiệm đối với dân tộc, với Tổ quốc để mỗi người đóng góp một phần nhỏ bé sức lực của mình trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Tự hào là “con Lạc, cháu Hồng”, con cháu của các vị Vua Hùng trong suốt hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, từng đánh thắng nhiều thế lực ngoại xâm hùng mạnh và thiên tai, để rồi từ một nước Văn Lang thuở hồng hoang, trở thành một Việt Nam với một lịch sử huy hoàng, mở ra một kỷ nguyên mới của thời đại Hồ Chí Minh - thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập toàn cầu, sánh vai với các cường quốc năm châu mà sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng mong ước.

Lịch sử hơn bốn ngàn năm của dân tộc Việt Nam phải luôn luôn đương đầu, đấu tranh với thiên tai, địch họa. Trong sự nghiệp đấu tranh đó, mỗi tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc giành lại được đều phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt và máu xương của các thế hệ đi trước. Câu ca dao “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba” và lời Bác Hồ căn dặn năm nào vẫn còn vang vọng trong mỗi chúng ta, và hướng về Giỗ Tổ cũng chính là bổn phận, là tình cảm, là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả những ai mang trong mình dòng máu Lạc Hồng.

Dương Đức Nhuận

   

Các tin khác

  • Xây dựng xã hội hạnh phúc bắt đầu từ mỗi gia đình
  • “Binh chủng” tiên phong đặc biệt
  • Chủ động phòng tránh, ứng phó hiệu quả với thiên tai
  • Vượt khó hoàn thành nhiệm vụ của năm học
  • Hành động để bảo vệ trẻ em
  • Tăng cường sự đoàn kết trong Đảng
  • Tín hiệu tích cực trong phục hồi và phát triển kinh tế
  • Một nghị quyết đầy ý nghĩa nhân văn
  • Để kỳ nghỉ lễ thực sự an toàn
  • Tự hào Đăk Tô - Tân Cảnh
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • PAPI dành cho ai?
  • Trẻ em luôn cần được chăm sóc và bảo vệ
  • Kết quả tích cực từ đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng về tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
  • Đoàn khảo sát Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc tại huyện Đăk Hà
  • Chùm ảnh: Khoảnh khắc gia đình
  • Đoàn ĐBQH tỉnh TXCT xã Ngọk Wang (huyện Đăk Hà) và xã Chư Hreng (thành phố Kon Tum)
  • Bắt đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy
  • Xét xử lưu động vụ án hủy hoại rừng tại xã Măng Cành

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Khoảnh khắc gia đình
  • Khát vọng phát triển du lịch cộng đồng
  • Chùm ảnh: Tác nghiệp
  • Yên ả Kon Tu Rằng

Đất & Người Kon Tum

  • Giữ mãi tình yêu với mây tre
  • Dù đã 82 tuổi, nhưng đôi mắt vẫn tinh tường, đôi tay vẫn dẻo dai vót từng chiếc nan, lột từng sợi mây, đan từng chiếc gùi, nia, mẹt, rổ rá... Với đam mê cùng đôi bàn tay khéo léo, mấy chục năm qua, già A Mơ ở làng Kon Jơ Ri (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) vẫn miệt mài “dệt” tình yêu với mây tre, giữ gìn nghề truyền thống của cha ông.
  • Chuyện ngôi làng “không ván” nơi đại ngàn Chư Mom Ray
  • Người “giữ lửa” văn hóa dân tộc ở Kon Brăp Ju
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 345/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 29/6/2016
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by