Khu du lịch quốc gia Măng Đen (huyện Kon Plông) ngoài khí hậu quanh năm mát mẻ, nơi đây còn có nhiều điểm hấp dẫn đối với du khách bởi hệ thống thác, hồ tự nhiên. Thế nhưng, hiện nay không ít người đang lo ngại cho vẻ đẹp tự nhiên của dòng thác bởi nguồn nước tự nhiên đang cạn dần…
Sau 15 năm triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, toàn tỉnh có 447 nhà rông được khôi phục, xây dựng; 1.916 bộ cồng chiêng được các địa phương và gia đình gìn giữ; 468 đội cồng chiêng được thành lập và duy trì hoạt động tại các thôn, làng đồng bào DTTS.
Phát triển du lịch là sự lựa chọn tất yếu, góp phần tích cực cho phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia, khu vực, địa phương. Trong đó tiềm năng, lợi thế so sánh là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng.
Gắn với các hoạt động văn hóa- xã hội, từ năm 2000 đến nay, tỉnh Kon Tum đã tổ chức gần 2.600 lượt lễ hội, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Trong đó, có 2.088 lượt lễ hội dân gian, 180 lượt lễ hội lịch sử cách mạng, 330 lượt lễ hội tín ngưỡng, tâm linh.
Ngày 30/8, huyện Ia H’Drai tổ chức giải bóng chuyền toàn huyện lần thứ I/2016. Tham gia giải có 7 đội bóng, gồm Công an huyện, Ban chỉ huy quân sự huyện, Khối Dân Chính Đảng, ngành Giáo dục huyện và 3 đội của 3 xã Ia Dom, Ia Tơi, Ia Đal.
Chào mừng kỷ niệm 71 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9, 71 năm ngày truyền thống ngành Văn hoá-Thông tin, Công đoàn Văn hoá – Thể thao và Du lịch đã tổ chức Giải bóng chuyền nam-nữ cùng với việc trồng hàng chục cây xanh khu vực sân vận động tỉnh.
Dự án “Gắn kết phát triển kinh tế và bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số” được thực hiện theo 2 giai đoạn, đến năm 2020 với kinh phí hơn 54 tỷ đồng.
Không chỉ giỏi săn bắn, cuốc cày, dựng nhà sàn, nhà rông và làm những công việc nặng nhọc, người đàn ông trong gia đình đồng bào các DTTS vùng Bắc Tây Nguyên còn khéo tay đan lát.
Cái cốt lõi làm nên bản sắc văn hóa dân tộc được xã Đăk Dục (huyện Ngọc Hồi) quan tâm và tạo điều kiện cho người dân phát triển là nghề dệt thổ cẩm, nhạc cụ và lễ hội truyền thống.
Ở làng Kon Mông Tu, xã Đăk Tờ Lùng (huyện Kon Rẫy), người Tơ Đrá nơi đây đến nay vẫn duy trì một tập tục khá lạ trong bầu cử thôn trưởng, già làng. Thay vì cách bầu thông thường bằng lá phiếu, họ sử dụng những vật phẩm gần gũi nhất để bầu đó là những hạt bắp, trái cây, thậm chí cả đá, sỏi…
Rong ruổi trên hành trình đến với các thôn làng, một lần, tôi được bà con Xơ Đăng ở làng Đăk Tăng (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông) chiêu đãi món “hơ gọ”- tức nõn chuối nấu thịt gác bếp. Dù chỉ một lần thưởng thức, nhưng món ăn độc đáo ấy đã để lại trong tôi những dư vị khó quên.