Trong hành trình khám phá vùng đất Bắc Tây Nguyên, làng Kon Brăp Du (xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy) đã trở thành điểm du lịch cộng đồng làm say lòng bao du khách, nhất là những du khách nước ngoài. Trong hành trình tạo nên “thương hiệu” cho làng phải kể đến già làng A Jring Đeng (65 tuổi) với thâm niên 12 năm làm “hướng dẫn viên du lịch” gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Chiều 25/11, tại thành phố Kon Tum, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum - Cụm trưởng Cụm thi đua các tỉnh Tây Nguyên đăng cai tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch năm 2016.
Lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Kon Tum có dáng vẻ riêng, được sản sinh trong điều kiện, hoàn cảnh sống và lao động sản xuất gắn liền với núi rừng mênh mông, vô tận. Các lễ hội có qui mô nhỏ, được thể hiện trong phạm vi một gia đình, một nhóm gia đình, cao nhất là một cộng đồng làng...
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV xác định mục tiêu giai đoạn 2016 -2020 là phát triển Du lịch trở thành là ngành kinh tế mạnh của tỉnh, qua đó góp phần thúc đẩy và phát triển các ngành kinh tế khác; tuy nhiên, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế nhất định
Phong tục của mỗi cộng đồng là nếp sống được hình thành trong quá trình lịch sử, được thừa nhận và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó được áp dụng vào đời sống, phục vụ cho mọi người, vừa mang tính thỏa thuận, vừa bắt buộc. Tuy nhiên cùng với thời gian, phong tục cũng dần được thay đổi, để phù hợp với đời sống hiện tại của từng thời kỳ.
Ngày 13/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thi cồng chiêng – xoang với sự tham gia của 330 học sinh dân tộc thiểu số ở 9 trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn các huyện và thành phố Kon Tum.
Lễ khai mạc Giải bóng đá nam 5 người chào mừng kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2016) được ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức sáng 9/11.
Cuối tháng 10, khi những rẫy lúa vàng óng nằm phơi mình xen lẫn giữa những vạt cà phê bắt đầu chín đỏ trên triền đồi đã được tuốt mang về phơi khô, đưa vào kho xong cũng là lúc bà con dân làng Kon Kpông, xã Đăk Ui (huyện Đăk Hà) tổ chức ăn mừng lúa mới.
Rong ruổi trên hành trình đến với các thôn làng, một lần, tôi được bà con Xơ Đăng ở làng Đăk Tăng (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông) chiêu đãi món “hơ gọ”- tức nõn chuối nấu thịt gác bếp. Dù chỉ một lần thưởng thức, nhưng món ăn độc đáo ấy đã để lại trong tôi những dư vị khó quên.