• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Văn hóa - Thể thao - Du lịch

Hội tụ sắc màu văn hóa các dân tộc giữa đại ngàn Măng Đen

20/03/2022 09:08

Giữa những ngày tháng 3 lịch sử, người dân Kon Plông và du khách đã được thưởng thức mãn nhãn các sắc màu văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam về hội tụ giữa đại ngàn Măng Đen tại Liên hoan diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên lần thứ III năm 2022.

Trong 4 ngày diễn ra Liên hoan, người dân và du khách được thưởng thức những màn biểu diễn đặc sắc của các nghệ nhân đến từ 19 tỉnh, thành phố như màn rước biểu tượng vật thiêng; đại diễn tấu cồng chiêng "Tiếng vọng đại ngàn"; trình diễn diễn xướng dân gian và trang phục dân tộc; thi trình diễn trang phục truyền thống; trình diễn các loại hình dân ca, dân vũ, cồng chiêng Tây Nguyên, nhạc cụ dân tộc truyền thống; trình diễn các tích, trò trong sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, lễ hội; Hội thi Trai tài - Gái đảm (nam thi bắn nỏ, kéo co, vật tay; nữ thi nấu ăn và trình bày 1 mâm cỗ cổ truyền) và các hoạt động dã ngoại trải nghiệm tại một số điểm du lịch của huyện Kon Plông. Các tiết mục đặc sắc đều để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả.

Biểu diễn đấu chiêng. Ảnh: PN

 

Biểu diễn trình diễn trang phục dân tộc. Ảnh: PN

 

Được chọn tham gia Liên hoan, đoàn nghệ nhân làng Làng Kon Trang Long Loi (thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) mang đến các tiết mục đặc sắc: biểu diễn cồng chiêng xoang mừng chiến thắng, hòa tấu nhạc cụ dân tộc dân ca giữ rẫy; hát giao duyên lời hẹn ước; biểu diễn Cồng chiêng múa xoang “mừng hội làng” và tái hiện nghi lễ “Mừng nước giọt” đã thu hút và đem lại sự thích thú cho khán giả.

Chia sẻ niềm vui này, nghệ nhân ưu tú A Thuih– làng Kon Trang Long Loi (thị trấn Đăk Hà) cho biết: “Tôi cùng các cháu trong đội cồng chiêng, múa xoang của làng đã tích cực tập luyện để tham gia Liên hoan với mong muốn giới thiệu đến mọi người nét văn hóa truyền thống của dân tộc Rơ Ngao và biết đến làng Kon Trang Long Loi”.

Không giấu được niềm vui, em Y Khuyên (làng Kon Trang Long Loi) chia sẻ: “Em thấy liên hoan rất có ý nghĩa. Các tiết mục trình diễn đều rất hay. Qua đây, em thấy yêu quý hơn những làn điệu dân ca, múa xoang của mình”.

Với những nét độc đáo riêng, đoàn nghệ nhân dân tộc Khmer An Giang giới thiệu những nét đẹp văn hóa, lễ hội của cộng đồng người Khmer Thất Sơn-An Giang như nghệ thuật đánh trống và múa trống Chhay Dăm. Đây là một điệu múa dân gian độc đáo của người Khmer Thất Sơn-An Giang, thường được biểu diễn trong các ngày lễ hội như Tết Chol Chnam Thmay, lễ Dolta, Óoc - om - boóc…và đó cũng là một loại hình nghệ thuật mang tính cổ điển nhất của cộng đồng dân tộc Khmer.

Tương tự, với 5 tiết mục dân gian, vừa biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca, dân vũ và biểu diễn thời trang, đoàn nghệ nhân tỉnh Quảng Ngãi cũng mang đến Liên hoan những bản sắc văn hóa đặc sắc của người Cor. Đặc biệt, đến với Liên hoan này các nghệ nhân dân tộc Cor còn mang tiết mục đấu chiêng chỉ có ở dân tộc Cor. Bởi, theo đồng bào người Cor, đấu chiêng là thể hiện mình khoe tài, khoe sức của người thanh niên.  

Đại diện cho vùng đồng bằng Sông Hồng, đoàn nghệ thuật tỉnh Hà Nam mang đến 5 tiết mục mang sắc thái riêng như Hát giáo duyên, mời trầu, hò đối, hát văn, hát dặm Quyển Sơn…

Nhạc sĩ Nguyễn Khắc Hiển- Phó Giám đốc Trung tâm văn hóa nghệ thuật tỉnh Hà Nam cho biết, từ nhiều đời nay, người dân Hà Nam luôn gìn giữ và phát huy nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc như: trống đồng Ngọc Lũ, võ vật Liễu Đôi, sách đồng Cầu Không... Đặc biệt, Hà Nam còn tự hào là chiếc nôi sản sinh, phát triển một số loại hình dân ca độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa như múa hát Lải Lèn, hát Dặm Quyển Sơn, hát giao duyên vùng ngã ba sông Móng.

“Trải qua hàng nghìn năm, các làn điệu dân ca Hà Nam luôn được lưu truyền và không ngừng phát triển, đã trở thành một loại hình sinh hoạt văn hóa nghệ thuật đặc trưng quen thuộc của nền văn minh lúa nước sông Hồng. Đến với Liên hoan này, chúng tôi mong muốn góp phần tích cực trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”- nhạc sĩ Khắc Hiển chia sẻ.

Trong suốt những ngày diễn ra Liên hoan, từ đêm khai mạc, tối nào chị Nguyễn Thị Hương (thị trấn Măng Đen) cũng đến quảng trường trung tâm huyện để xem các nghệ nhân biểu diễn. Chị Hương chia sẻ: Đây là lần đầu tiên tôi được tận mặt nghe, xem những tiết mục văn hóa đặc sắc như vậy. Tiết mục nào cũng rất hay và ấn tượng. Mỗi dân tộc đều có những nét đặc sắc riêng, điều đó cho thấy nước ta có nền văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng cần được bảo tồn, phát huy.

Các đội tham gia trình bày mâm cỗ truyền thống. Ảnh: PN

 

Không chỉ được mãn nhãn thưởng thức các tích trò, những bài hát dân ca dân vũ, những điệu múa, những làn điệu dân ca đặc sắc của các dân tộc, người dân và du khách đến với Măng Đen những ngày này còn được trải nghiệm nhiều hoạt động đa dạng như thi bắn nỏ, kéo co, vật tay. Đặc biệt, du khách còn được trải nghiệm sự tài ba của các cô gái trong phần thi nấu ăn và trình bày mâm cỗ cổ truyền của các dân tộc rất độc đáo và ấn tượng. Đây là các món ăn truyền thống gắn liền với đời sống của bà con các dân tộc sinh sống tại đây và không thể thiếu trong những ngày lễ, tết trọng đại.

Ông Nguyễn Công Trung- Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) cho biết, các tiết mục tham gia thi được các đoàn lựa chọn là những tiết mục tiêu biểu, đặc sắc của các dân tộc ở mỗi địa phương. Liên hoan không chỉ là cơ hội giao lưu, học hỏi giữa các đoàn nghệ nhân mà còn là dịp để giới thiệu giá trị các di sản văn hóa phi vật thể, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, dân ca, dân vũ, trang phục, ẩm thực của cộng đồng dân tộc thiểu số tại địa phương với các dân tộc khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên.

“Liên hoan Diễn xướng lần này tổ chức tại Măng Đen có một điều đặc biệt là hội tụ đủ tất cả các vùng miền nên có một sức hút rất lớn. Bốn ngày diễn ra liên hoan là một đại cảnh văn hóa đa sắc màu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tất cả những hoạt động như diễn tích, dân ca, dân vũ, ẩm thực, trang phục dân tộc, hoạt động thể chất nữa đã để lại nhiều ấn tượng cho đồng bào các dân tộc giữa đại ngàn Măng Đen”- ông Trung nhấn mạnh.

Liên hoan Diễn xướng dân gian Văn hóa các dân tộc khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên mở rộng lần thứ III năm 2022 không chỉ làm tăng thêm tình đoàn kết gắn bó giữa cộng đồng các dân tộc mà thông qua đó góp phần tôn vinh, quảng bá, giới thiệu những nét tiêu biểu, giá trị văn hóa truyền thống, giàu bản sắc của từng địa phương nói riêng và của cả nước nói chung.

Phúc Nguyên

   

Các tin khác

  • Khánh thành nhà rông thôn Kon K’Lốc, xã Đăk Mar
  • Già Thao Ú giữ nghề đan lát truyền thống
  • Khai mạc Hội thao Công nhân, viên chức, lao động tỉnh Kon Tum lần thứ XIV
  • Kon Plông: Phát triển du lịch đặc thù, trở thành trung tâm du lịch xanh
  • Toàn tỉnh đón hơn 120.000 lượt khách dịp nghỉ lễ
  • Kon Plông: Gắn kết di sản văn hóa và du lịch cộng đồng
  • Người Xơ Đăng gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống
  • Khai thác tiềm năng du lịch để phát triển kinh tế
  • Kon Plông: Sẵn sàng phục vụ du khách dịp nghỉ lễ
  • Giải Bóng chuyền “Bông lúa vàng” năm 2025
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sĩ chưa xác định danh tính
  • UBND tỉnh đồng ý khởi công mới một số dự án cấp thiết
  • Thành phố Kon Tum tổ chức Ngày hội hiến máu nhân đạo đợt II năm 2025
  • Tiếp xúc, tuyên truyền đối với KOLs, quản trị viên các hội, nhóm, trang mạng xã hội
  • Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam
  • Công an tỉnh: Tổ chức kì sát hạch, cấp giấy phép lái xe hạng A1
  • Ðảng viên trẻ nêu cao trách nhiệm khi sử dụng mạng xã hội
  • Nhiều kết quả thiết thực trong công tác đền ơn đáp nghĩa

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by