Tuần Văn hóa - Du lịch lần thứ V và Liên hoan Cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ II năm 2024 (Tuần Văn hóa - Du lịch) đã tiếp lửa cho nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống cồng chiêng trong cộng đồng các DTTS.
Chiều 9/1, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động văn học, nghệ thuật năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Vận dụng linh hoạt Chương trình Giáo dục STEM vào thực tiễn, một số mô hình STEM do học sinh trên địa bàn tỉnh thực hiện đã góp phần tích cực vào công tác bảo tồn, phát huy văn hoá truyền thống của đồng bào các DTTS và quảng bá, phát triển du lịch của tỉnh.
Cục Di sản văn hóa (Bộ VH,TT&DL) vừa phối hợp với Sở VH,TT&DL tỉnh Kon Tum và Sở VH,TT&DL tỉnh Gia Lai tổ chức Lớp tập huấn “Nghệ thuật chế tác và tập quán sử dụng nhạc cụ tre nứa người Xơ Đăng và Gia Rai” trong hành trình du lịch Gia Lai- Kon Tum. Lớp tập huấn nằm trong khuôn khổ mô hình “Di sản kết nối gắn với hành trình du lịch để phát triển cộng đồng các DTTS có di sản tương đồng” thuộc Dự án 6 (Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021- 2025).
Trân quý văn hóa truyền thống của dân tộc Ba Na, bà Y Mưk (60 tuổi) ở làng Kon K’tu, xã Đăk Rơ Wa (thành phố Kon Tum) miệt mài đan lát và dệt thổ cẩm. Với bà Y Mưk, dệt thổ cẩm và đan lát tuy không kiếm được nhiều tiền nhưng giúp bà thỏa niềm đam mê và cũng là cách để bà giữ gìn nghề truyền thống của dân tộc mình.
Dòng chảy cuộn xoáy, xuyên qua những cánh rừng đại ngàn xanh thẳm, qua những thảm thực vật hoang sơ, rồi đổ ào xuống vách đá dựng đứng tạo nên dòng thác chảy từ lưng chừng xuống chân núi Ngọc D’ni hùng vĩ. Nhìn từ xa, có thể thấy dòng nước trắng xóa, “treo” lơ lững nổi bật trên nền xanh của núi rừng nguyên sinh. Đó là thác Đăk Chờ (làng Gia Tun, xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi).
Thời gian qua, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) phối hợp với các địa phương tổ chức các hoạt động VH,TT&DL trên địa bàn tỉnh. Qua đó, tạo ra nhiều “điểm sáng” trong lĩnh vực văn hóa, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa tinh thần của người dân.
Chiều 31/12, tại làng Vi Rơ Ngheo (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ bàn giao Mô hình “Trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm trang phục truyền thống, nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Xơ Đăng”.
Thời gian qua, nhiều người trẻ DTTS đã phát huy tính sáng tạo, năng động, tham gia vào việc quản lý, quảng bá du lịch địa phương, góp phần phát triển ngành “công nghiệp xanh” của tỉnh.
Thời gian qua, tỉnh quan tâm đầu tư, lựa chọn các môn thể thao trọng điểm, có tiềm năng để đào tạo, phát triển thể thao thành tích cao (TTTTC) và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Những sản phẩm thủ công thô sơ, mộc mạc nhưng đầy tinh tế được làm ra từ đôi tay điêu luyện của các nghệ nhân dân tộc thiểu số (DTTS) tại chương trình "Trình diễn và trưng bày nghề thủ công truyền thống của các DTTS” trên địa bàn tỉnh đã làm cho đông đảo du khách, người dân và các em học sinh thích thú, ấn tượng.
Sáng 26/12, Bảo tàng- Thư viện tỉnh tổ chức Khai mạc chương trình "Trình diễn và trưng bày nghề thủ công truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Phát triển văn hóa, con người là một trong những nội dung quan trọng, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta trong định hướng, chiến lược phát triển của đất nước. Thực hiện chủ trương trên, thời gian qua lĩnh vực văn hóa được tỉnh ta quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư đúng mức, các hoạt động văn hóa được tổ chức sôi nổi, góp phần khẳng định vai trò và tầm quan trọng của văn hóa trong các lĩnh vực đời sống xã hội.
Với khoảng 2,3 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 8.000 lượt khách quốc tế, đến tỉnh trong năm 2024, du lịch Kon Tum đã có một năm thành công. Không khó để thấy, ngành du lịch tỉnh sẽ sớm hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 đón 2,5 triệu lượt khách.
Chiều 22/12, tại Bảo tàng tỉnh, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) phối hợp với Cục Di sản văn hoá (Bộ VH,TT&DL) tổ chức nghiệm thu Lớp tập huấn truyền dạy nhạc cụ tre nứa và trình diễn, trưng bày nghệ thuật chế tác, tập quán sử dụng tre nứa của dân tộc Xơ Đăng, dân tộc Gia Rai trong hành trình du lịch Gia Lai- Kon Tum.
Sau 9 ngày tranh tài sôi nổi (từ 14-22/12), Giải bóng đá truyền thống tỉnh lần thứ IX năm 2024 bế mạc và trao giải cho các cá nhân và tập thể xuất sắc.
Không nghi ngờ gì nữa, Tuần Văn hóa – Du lịch đã trở thành một sự kiện đầy hấp dẫn, để lại ấn tượng sâu sắc, không chỉ với người dân Kon Tum, mà với bạn bè, du khách khắp nơi, góp phần định vị thương hiệu du lịch Kon Tum.
Tuần Văn hóa - Du lịch lần thứ V và Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ II năm 2024 (gọi tắt là Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh) diễn ra từ ngày 11-14/12, đã trở thành ngày hội gặp gỡ, tăng cường tình đoàn kết giữa cộng đồng các dân tộc, lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống, quảng bá tiềm năng và thúc đẩy phát triển du lịch cho địa phương. Với nhiều hoạt động được tổ chức sôi nổi và hấp dẫn, Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh đã để lại ấn tượng và kỷ niệm khó phai trong lòng các nghệ nhân, người dân và du khách.
Trong “bức tranh” kinh tế năm 2024, lĩnh vực du lịch đã để lại ấn tượng đặc biệt với những “gam màu” tươi sáng, khẳng định sự phục hồi và bứt tốc mạnh mẽ của ngành công nghiệp không khói từ sau đại dịch Covid-19 đến nay.
Dù Chiến thắng Đăk Tô –Tân Cảnh đã cách đây 53 năm, nhưng vẫn còn đây Tượng đài Chiến thắng vươn lên trời xanh. Và ngày ngày, nơi máu xương cha anh đã đổ luôn có những thương yêu đang mãi đắp bồi.