Sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, đa dạng các giá trị văn hóa lịch sử, truyền thống, huyện Kon Rẫy có nhiều tiềm năng cần được khai thác hiệu quả để phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái, cộng đồng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Ngày 19/2, tại Nhà thi đấu Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Y tế tổ chức khai mạc Hội thao công chức, viên chức, người lao động ngành Y tế tỉnh năm 2025 nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025).
Với mục tiêu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào DTTS huyện Kon Plông, Chỉ thị số 27-CT/TU ngày 10/2/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ tạo động lực cho du lịch cộng đồng Kon Plông nói riêng, toàn tỉnh nói chung.
Với sự nỗ lực bảo tồn của các cấp ủy, chính quyền và người dân, văn hoá cồng chiêng đang dần được hồi sinh mạnh mẽ ở khắp các buôn làng. Tuy nhiên, một vấn đề đáng lo ngại là rất nhiều bộ chiêng đã không còn giữ được thang âm cổ, mà bị lai tạp, thậm chí được chỉnh theo thang âm các nhạc cụ hiện đại.
Tối 12/2, tại Thư viện tỉnh, Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh tổ chức Đêm thơ Nguyên Tiêu trong khuôn khổ Chương trình Ngày thơ Việt Nam lần thứ XXIII – năm 2025.
Huyện Kon Rẫy hiện có 16 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Những năm qua, các nghệ nhân ưu tú của huyện cùng với các nghệ nhân dân gian khác trên địa bàn đã góp phần quan trọng vào công tác gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS trên địa bàn.
Những ngày qua, tại Bảo tàng- Thư viện tỉnh, các hoạt động trình diễn, trải nghiệm Di sản văn hóa truyền thống Xuân Ất Tỵ 2025 diễn ra sôi nổi, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của người dân trên địa bàn vào dịp đầu Xuân.
Trong các lễ hội truyền thống của người dân tộc Hà Lăng (Xơ Đăng) ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy không thể thiếu được điệu múa Chiêu đặc sắc. Điệu múa Chiêu độc đáo thể hiện tâm tư, tình cảm và với khát vọng vươn tới những gì tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Đó là mối giao cảm giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, là hơi thở cuộc sống và là tâm linh của cộng đồng người Hà Lăng.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Kế hoạch số 24/KH-SVHTTDL về Tổ chức Cuộc thi sáng tác Văn học, Nghệ thuật tỉnh với chủ đề “Ca ngợi mảnh đất, con người Kon Tum”.
Dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2025, Khu du lịch sinh thái Măng Đen (huyện Kon Plông) đón lượng du khách đến tham quan, du lịch rất lớn; các hoạt động văn hóa-nghệ thuật tại Khu du lịch diễn ra sôi nổi, tạo không khí vui Xuân đón năm mới rộn ràng, phấn khởi.
Tiếp tục đà tăng trưởng, phát triển du lịch của địa phương những năm gần đây, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lượng du khách tham quan, du lịch tại tỉnh ta tăng cao. Đặc biệt, Khu du lịch sinh thái Măng Đen (huyện Kon Plông) luôn là địa chỉ hút khách trong Tết Nguyên đán.
Đối với các cộng đồng DTTS tại Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng, nhà rông được xem như “trái tim” của cả ngôi làng. Với yếu tố quan trọng trong tín ngưỡng, đời sống nên nhà rông luôn được đồng bào giữ gìn, tạo nên không gian văn hóa mang nét đặc trưng của mỗi dân tộc.
Nằm trong chuỗi hoạt động lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, sáng 4/2, Bảo tàng- Thư viện tỉnh (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc hoạt động trình diễn, trải nghiệm Di sản văn hóa truyền thống Xuân Ất Tỵ 2025.
Tết đến, thêm chút men say cho người làng thêm vui mừng, ấm áp. Cũng như đồng bào các dân tộc anh em ở Bắc Tây Nguyên, rượu ghè của người Gié- Triêng được làm từ cây lá, hoa hạt núi rừng luôn làm say lòng người. Ghè của đồng bào ở Nú Vai (xã Kroong, huyện Đăk Glei) càng thơm đượm nhờ cách làm rất riêng, không phải ở đâu cũng có.
Ngày 3/2, tại cầu Kroong, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy tổ chức giải đua thuyền độc mộc mùa Xuân lần thứ VI năm 2025. Đây là một trong những hoạt động tổ chức chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) và chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2025 - 2030).
Nhạc cụ dân gian của người Brâu rất đa dạng, phong phú, từ những chất liệu có sẵn trong thiên nhiên như: gỗ, tre, nứa, trúc, da thú rừng được người Brâu chế tác ra các loại nhạc cụ như đàn chiêng griêng (ting ning), đàn tơ rưng, trống, sáo. Đặc biệt, đinh pú là một loại nhạc cụ có tên gọi gắn với thiên nhiên hùng vỹ và mang đậm bản sắc văn hóa riêng có của người Brâu.
“Thổ cẩm của người Gié - Triêng có nét đặc trưng riêng đậm đà bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Mỗi đường nét, hoa văn, màu sắc khắc họa hồn cốt trong đời sống thường nhật, trong lao động sản xuất và chứa đựng những phong cảnh bản làng, núi rừng, những hình tượng mang tính tín ngưỡng, luật tục của dân làng”- nghệ nhân Y Hà tự hào nói về nghề dệt thổ cẩm của dân tộc mình.
Ta lêu là tất cả những gì trong sâu thẳm tâm hồn người Hrê, giống như lời ru của mẹ, như tiếng thở của rừng, róc rách con suối vắng, tiếng chó sủa xa xa; mềm như bông lúa nghiêng mình ven bờ ruộng, trắng như đọt chuối non, mạnh mẽ như cơn lũ đầu mùa, như tiếng hô vang vọng của các dũng sĩ du kích Ba Tơ.
Dù Chiến thắng Đăk Tô –Tân Cảnh đã cách đây 53 năm, nhưng vẫn còn đây Tượng đài Chiến thắng vươn lên trời xanh. Và ngày ngày, nơi máu xương cha anh đã đổ luôn có những thương yêu đang mãi đắp bồi.