Ngày 28/12, Sở GTVT ban hành Kế hoạch phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông gắn với phòng, chống dịch Covid-19 trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân Nhâm Dần năm 2022.
Với tinh thần “đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, thời gian qua, tuổi trẻ Kon Tum luôn xung kích, tình nguyện đảm nhận nhiều phần việc khác nhau để góp sức cùng cộng đồng phòng, chống dịch Covid-19.
Trong điều kiện khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, cùng với nỗ lực vừa thực hiện công tác phòng, chống dịch, vừa bảo đảm nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh ta luôn chú trọng chăm lo công tác an sinh xã hội với việc triển khai thực hiện nhiều chính sách, giải pháp hiệu quả.
Tiến sĩ, bác sĩ Võ Văn Thanh- Giám đốc Sở Y tế, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh nhấn mạnh, việc triển khai điều trị F0 tại nhà là tất yếu. Tuy nhiên, không phải F0 nào cũng có thể điều trị tại nhà, và khi điều trị tại nhà cần các điều kiện; tuân thủ nghiêm ngặt quy định điều trị và phòng dịch.
Chiều 28/12, Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đồng chủ trì Hội nghị giao ban quý IV/2021, nhằm đánh giá công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng quý IV/2021 và triển khai nhiệm vụ quý I/2022.
Sáng 28/12, Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức tỉnh lần thứ IX (mở rộng), nhiệm kỳ 2018 – 2023. Hội nghị tập trung đánh giá, tổng kết hoạt động Công đoàn và phong trào công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ), công tác kiểm tra, giám sát năm 2021; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2022.
Năm 2021 là một năm nhiều thách thức đối với ngành Y tế tỉnh, nhất là phải đối mặt tình hình dịch Covid-19 trong cả nước và trên địa bàn tỉnh diễn biến hết sức phức tạp. Thế nhưng, vượt qua những trở ngại, khẳng định bản lĩnh, đội ngũ những thầy thuốc của tỉnh ta đã hoàn thành tốt “nhiệm vụ kép”, đó là vừa kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, vừa duy trì, đảm bảo công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân.
Nếu không tham gia vào “hành trình” bán đất của V., tôi sẽ không bao giờ hình dung nổi nó lại nhiều gian nan, trắc trở đến như vậy. Mà phần lớn những trắc trở, gian nan ấy lại đến từ một số người được gọi là “cò”.
Theo Thông báo số 6984/TB-SYT (chiều 27/12) của Sở Y tế về việc cập nhật kết quả đánh giá cấp độ dịch Covid-19 tỉnh Kon Tum, tính đến 00h00 ngày 27/12/2021, tỉnh Kon Tum có 1 xã - Ia Dom (huyện Ia H’Drai) có cấp độ dịch 2 (nguy cơ trung bình) - vùng vàng. Như vậy, so với kỳ báo cáo trước, số xã, phường, thị trấn là vùng vàng tăng 1 xã.
Tỉnh Kon Tum có đường biên giới dài 292,913 km (tiếp giáp với Lào 154,222 km và Campuchia 138,691 km). Có 13 xã biên giới thuộc 4 huyện (Đăk Glei, Ngọc Hồi, Sa Thầy và Ia H’Drai) với 99 thôn (làng). Dân số khu vực biên giới của tỉnh khoảng 16.231 hộ/61.594 khẩu, gồm 25 dân tộc; trong đó DTTS chiếm 77,5%; gần 20% dân cư biên giới có tôn giáo.
Sáng 26/12, Công an tỉnh tổ chức Lễ khánh thành, bàn giao công trình dân vận của các đơn vị lực lượng vũ trang tại xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi năm 2021. Dự buổi lễ có lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, lãnh đạo các đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh.
Công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình luôn được các cấp, các ngành của tỉnh quan tâm thực hiện và xác định đây là một trong những giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Trong tình hình mới, nhiệm vụ này tiếp tục được chú trọng với những mục tiêu cao hơn nhằm nâng cao chất lượng dân số, đảm bảo hạnh phúc cho mỗi gia đình, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Từ việc sản xuất đơn lẻ, nhà nào biết nhà nấy, thời gian trở lại đây, nhiều hộ dân ở các làng đồng bào DTTS đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, biết liên kết, thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, cùng giúp nhau phát triển.
Xử lý rác thải ở nông thôn được đánh giá là “bài toán khó” trong thời gian qua ở tỉnh ta nói chung và thành phố Kon Tum nói riêng. So với đô thị, việc xử lý rác thải sinh hoạt ở nông thôn gặp nhiều khó khăn, bất cập, bởi việc hỗ trợ kinh phí cho hoạt động xử lý rác thải ở khu vực này còn thiếu so với nhu cầu thực tế.
Trong những năm qua, tỉnh ta đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động quản lý nhà nước. Với quyết tâm hiện đại hóa nền hành chính, nhiều phần mềm quản lý được triển khai hiệu quả, nhất là phần mềm quản lý văn bản và điều hành (VNPT-iOffice). Trong đó, Cổng thông tin điện tử tỉnh (TTĐT) và trang TTĐT các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh cung cấp đầy đủ, thường xuyên thông tin phục vụ nhu cầu tìm hiểu của cá nhân, tổ chức.
Một điểm du lịch, check in mới trên đỉnh núi ở thôn 4, xã Chư Hreng (thành phố Kon Tum) đang được các du khách trong và ngoài tỉnh tìm đến để chụp ảnh, săn mây khá nhiều. Đây là điểm du lịch đầy tiềm năng trong tương lai. Tuy nhiên, hiện nay, một số du khách đến tham quan nơi này lại thiếu ý thức, xả rác bừa bãi, ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan.
Cũng có cậu con trai học lớp 6, cũng đôi lần rầy la con vì lơ đễnh, vì kết quả học hành, nên khi đọc thông tin một học sinh lớp 6 ở Hà Nội nhảy lầu tự tử, tôi càng cảm thấy thương cảm, xót xa.
Ngày 24/12, UBND huyện Kon Rẫy tổ chức Hội nghị Già làng năm 2021 nhằm ghi nhận những đóng góp của già làng trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương năm 2021.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.