• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật   

Xã hội

Cò đất - “bật mí” vài “bí mật" - Bài 1: Ra ngõ gặp… “cò đất”

28/12/2021 06:05

Nếu không tham gia vào “hành trình” bán đất của V., tôi sẽ không bao giờ hình dung nổi nó lại nhiều gian nan, trắc trở đến như vậy. Mà phần lớn những trắc trở, gian nan ấy lại đến từ một số người được gọi là “cò”.

Tôi muốn đề cập đến những “cò đất đúng nghĩa”, tức là những người làm nghề tự phát, chuyên “săn” người có nhu cầu bán, mua đất để kết nối giao dịch, ăn hoa hồng

Trước khi đọc bài này, tôi mong các anh, chị là nhân viên môi giới bất động sản chân chính, tức là có chứng chỉ hành nghề, hoạt động ở các sàn giao dịch, doanh nghiệp bất động sản, cũng như những người bạn người em của tôi thỉnh thoảng đăng thông tin bán đất giùm (hoặc có phần trăm) cho người quen lên mạng xã hội đại xá cho.

Trong bài viết này, tôi chỉ đề cập đến những “cò đất đúng nghĩa”, tức là những người hành nghề tự phát, chuyên “săn” người có nhu cầu bán, mua đất để kết nối giao dịch, ăn hoa hồng.

Những năm gần đây, thị trường nhà đất Kon Tum đã chứng kiến hiện tượng sốt đất “ăn theo” những dự án đầu tư, giá đất “nhảy múa” thất thường. Điều này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà khiến thị trường nhà đất trở nên méo mó, bất ổn.

Những tấm bảng do chủ đất cắm như thế này sẽ ‘’không cánh mà bay’’. Ảnh: H.L

 

Về lâu dài, sẽ làm nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường bất động sản cũng như hiệu quả công tác quản lý đất đai của địa phương, gây ảnh hưởng không nhỏ tới thu hút đầu tư.

Và phía sau các cơn sốt đất hoặc giá đất “nhảy múa” ấy không thể không có “bàn tay” của giới “cò đất”.

“Cò đất” là tên gọi “truyền miệng” ngoài xã hội, để chỉ những cá nhân đóng vai trò là bên thứ 3, giúp kết nối người mua với người đang có nhu cầu bán bất động sản để hưởng hoa hồng.

Có không ít chủ đất, hoặc người có nhu cầu mua đất, vì nhiều lý do, trong đó phổ biến là không am hiểu, ngại phiền phức bởi quá trình mua bán và những rắc rối giấy tờ, nên tìm đến cò.

Và không thể phủ nhận, rất nhiều trường hợp, “cò đất” đã tận tâm, nhiệt tình, định giá chính xác, tìm mối nhanh và thúc đẩy giao dịch thuận lợi, nhanh chóng, giúp bên bán vui vẻ mà bên mua cũng hài lòng.

Nhưng cũng có không ít “cò đất” sẵn sàng giở đủ mánh mung, chiêu trò, từ cạnh tranh “bẩn”, giành khách, đến kê giá, bán lụi, thậm chí lừa đảo, miễn là thu được lợi ích.

Muốn gặp cò đất ngày nay không khó, nếu không muốn nói dễ như… ăn kẹo. Cuối năm, những xã vùng ven thành phố Kon Tum vốn thanh bình trở nên sôi động bởi hoạt động mua bán đất đai. Đặc biệt là các xã Đăk Cấm, Đăk Blà, Chư Hreng, Đăk Rơ Wa, nơi đất đai đang sốt sình sịch, bởi thông tin về các dự án đầu tư khu đô thị, khu nghỉ dưỡng được triển khai.

Vì vậy, cò đất cũng tấp nập đổ về đây. Các quán cà phê ở Chư Hreng, Đăk Rơ Wa… lúc nào cũng có “cò đất” thường trực. Nói “ra ngõ gặp cò đất” cũng không sai.

Sau này, một “cò đất” từng hài hước nói: Nếu anh thấy cứ vài ba người đi với nhau, nghiêng nghiêng ngó ngó, đặc biệt chú ý những lô đất trống, sau đó tấp vào quán cà phê nào đó “ngồi đồng” cả buổi, thì là cò đất chứ không sai.

Ở đâu có mua bán đất, ở đó có ''cò đất''. Ảnh: HL

 

Trở lại câu chuyện bán đất của V- chú em họ tôi. Do có việc gia đình cần giải quyết, cậu ta bấm bụng bán đi lô đất của bố mẹ cho ở thôn 9, xã Đăk Cấm, thành phố Kon Tum.

Và có tham gia vào “hành trình” bán đất của V., tôi mới biết, hóa ra ngày nay, có đất để bán cũng nhiều gian nan, trắc trở đến như vậy. Mà phần lớn lại đến từ “cò đất”.

Sau khi bàn bạc, anh em tôi quyết định đặt làm một cái biển, có ghi “bán đất”, kèm theo số điện thoại, cắm trước lô đất. Chỉ mấy tiếng đồng hồ sau, điện thoại đã rung lên. V. khấp khởi nghe máy, đầu bên kia là… cò đề nghị được môi giới giúp.

Do không muốn dính dáng đến “cò đất” (vì đã nghe được những điều không hay), chú em từ chối. Kể từ hôm đó, liên tục có người gọi điện đến đề nghị cho biết giá bán, dẫn đi xem đất, đề nghị gửi cho xem trích lục đất hoặc bản sao bìa đỏ. Sau đó đều lặn mất tăm.

Sau đó thì V. nhận ra tất cả đều là “cò đất”, bởi phát hiện trên một nhóm mua bán đất và một số trang facebook cá nhân đều đăng tin rao bán chính mảnh đất của mình. Gọi điện hỏi thì “cò đất” cười giả lả: À, thì em rao giúp anh. Nếu có khách mua thì em hỏi ý anh. Anh bán thì em chỉ xin mấy đồng cà phê.

Chưa hết, cái bảng có dòng chữ bán đất cũng biến mất. Làm đi làm lại mấy lần vì bị nhổ vứt đi đâu mất, chú em cũng nản, đành thôi.

Trầy trật mãi, bị hành bởi đủ chiêu trò của cò mà vẫn không có kết quả. Chỉ đến khi gặp được Xệ- biệt danh của một “cò đất tử tế”, thì mọi chuyện mới dần bớt rắc rối và bán được đất.

Và cũng từ mối quan hệ ấy mà tôi biết không ít “bí mật” của giới “cò đất”, được “bật mí” bởi một-cò-đất-tử - tế.

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • Xây dựng đội ngũ trí thức KH&CN tạo động lực phát triển
  • Gặp mặt kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Tiểu đoàn 304
  • Hội nghị triển khai các nhiệm vụ liên quan Đề án sáp nhập tỉnh trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo
  • Thầy giáo đa tài
  • An toàn là bạn
  • Đổi thay từ sức trẻ
  • Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • "Bóng cả" của thôn Kon Cheo
  • Phòng chống sốt xuất huyết từ sớm, từ cơ sở
  • Công đoàn UBND tỉnh thăm hỏi, tặng quà đoàn viên, người lao động khó khăn
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Thấm sâu lời Bác dạy
  • Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị: Mở ra cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ, nhóm yếu thế, đồng bào DTTS
  • Nông dân xã Hiếu làm theo lời Bác
  • Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân
  • Học Bác từ những việc nhỏ
  • Thấm sâu việc học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  • Nghị quyết 57 và vận hội mới cho nông nghiệp

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by