Sau 10 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ, huyện Đăk Hà đã đạt được những kết quả nổi bật, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của người dân, nhất là người DTTS ở các vùng nông thôn.
Khác với “làn sóng thứ nhất”, đợt bùng phát này- có thể tạm coi là làn sóng mới- người dân Kon Tum đón nhận với tâm thái bình tĩnh hơn. Nhưng đâu đó, tôi thấy thấp thoáng những biểu hiện của sự chủ quan, của sự lơi lỏng cảnh giác. Điều này sẽ đem lại những bất lợi trong phòng, chống Covid- 19 hiện nay, vốn đang diễn biến phức tạp và khó lường.
Thực hiện chủ trương phát triển vật liệu xây không nung, thay thế gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh, nhiều hộ dân làm gạch thủ công chấp hành đóng cửa lò gạch, không có việc làm ổn định, chật vật để lo cho gia đình và trang trải nợ nần. Vì vậy, chính quyền địa phương và các ngành chức năng cần có những giải pháp cụ thể để hỗ trợ.
Từ ngày 15- 30/7, hơn 500 cán bộ, chiến sĩ của Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3) hành quân về các xã khó khăn của các huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei, Đăk Tô, Kon Plông làm công tác dân vận, giúp nhân dân lao động sản xuất.
Trong công tác dân vận năm nay (đợt 1/2020), từ ngày 15-25/7, Trung đoàn 990 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) phối hợp cùng Huyện đoàn Đăk Tô triển khai các hoạt động giúp dân tại xã Ngọc Tụ (huyện Đăk Tô).
Với phương châm “Mỗi tổ chức đoàn cơ sở là một thành lũy, mỗi cán bộ đoàn viên thanh niên là một chiến sĩ trên mặt trận chống dịch Covid-19”, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn huyện Kon Rẫy đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, góp phần chung tay bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.
Để đảm bảo công tác cách ly tập trung đối với các trường hợp trở về địa bàn từ vùng có dịch, UBND thành phố Kon Tum đã thành lập Cơ sở cách ly tập trung tại Cơ sở 4 Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum (phường Nguyễn Trãi).
Sau 3 năm triển khai thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017-2020, tỉnh Kon Tum đạt được một số kết quả rất đáng khích lệ, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, khó khăn, vướng mắc cần được quan tâm tháo gỡ.
Đó là một trong những nội dung chỉ đạo của Sở Giao thông Vận tải tại công văn số 1253/SGTVT-QLVTPT&NL, ngày 13/8 gửi các bến xe khách và các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh.
Sáng 13/8, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Ngọc Hồi phối hợp với Khoa Huyết học - Truyền máu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 2/2020.
Hè thường là khoảng thời gian để các em nhỏ vui chơi, thư giãn sau một năm học miệt mài với những con chữ, phép tính. Thế nhưng, đối với nhiều em nhỏ ở vùng cao Tu Mơ Rông, hè là lúc các em phụ giúp bố mẹ làm việc, kiếm tiền để lo cho giấc mơ con chữ.
Thông tin từ Sở Y tế cho biết, tính đến chiều 11/8, toàn tỉnh có 22 trường hợp trở về từ Đà Nẵng và các vùng có dịch được theo dõi, cách ly tại các cơ sở y tế đã hoàn thành thời gian cách ly.
Sau 2 ngày thi với nhiều cung bậc cảm xúc, từ căng thẳng với các môn thi, hồi hộp đợi chờ kết quả làm bài và lo lắng vì tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 - một kỳ thi đặc biệt nhất từ trước đến nay - đã khép lại với dấu ấn thành công ở tất cả 12/12 điểm thi trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện tốt hai nhiệm vụ: Vừa tổ chức thi nghiêm túc, an toàn, vừa phòng, chống hiệu quả dịch Covid-19.
Vùng rừng Kon Plông có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo tồn các loài chim nguy cấp trên thế giới và là “kho báu”, là niềm tự hào của người dân Kon Tum nói riêng và Việt Nam nói chung. Dù được công nhận là khu vực có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm nhưng nếu không có kế hoạch bảo vệ thì về lâu dài khi môi trường sống của chúng bị phá vỡ sẽ dẫn đến nguy cơ bị tuyệt chủng.
Để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và ngăn chặn dịch bệnh có thể lây lan ra ngoài xã hội, người dân đi về từ vùng có dịch ở địa bàn thành phố Kon Tum đã chấp hành nghiêm túc hướng dẫn của ngành y tế về thực hiện cách ly tại nhà, góp phần phòng, chống dịch Covid-19.
Kể từ khi dịch Covid-19 tái phát trở lại vào ngày 25/7 tại thành phố Đà Nẵng cho đến ngày 5/8, Công an huyện Kon Rẫy đã cách ly, theo dõi sức khỏe người từ vùng có dịch về địa phương là 235 trường hợp (1 trường hợp cách ly và điều trị tại Trung tâm Y tế huyện, 51 trường hợp cách ly tập trung tại Trường PTDTBT - THCS Đăk Tờ Lung, 183 trường hợp cách ly tại nhà). Huyện Kon Rẫy quyết tâm giữ vững an ninh trật tự, phòng tránh dịch Covid- 19 hiệu quả.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Tỉnh đoàn đã huy động 650 thanh niên tình nguyện tiếp sức mùa thi và được chia làm 36 đội tình nguyện giúp đỡ thí sinh tại 12 điểm thi trên địa bàn tỉnh.
Chiến tranh đã đi qua, nhưng hậu quả của chất độc hóa học vẫn còn kéo dài. Nhằm góp phần xoa dịu nỗi đau da cam, những năm qua, cùng với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các cấp, các ngành của tỉnh đã có nhiều hoạt động chăm lo, giúp đỡ các nạn nhân, gia đình nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin.
Mỗi người cần vì mọi người, cần có nhận thức đúng đắn, sâu sắc trách nhiệm công dân, trách nhiệm với cộng đồng. Không vì một chút phiền toái mà chủ quan; không vì lợi ích trước mắt mà ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài; không vì lợi ích của bản thân mà ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng. Đó không chỉ là khẩu hiệu mà còn là phương châm hành động thực tế của mỗi người trong thời điểm hiện nay.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.