Chung tay cùng cộng đồng chống dịch Covid-19, các cơ sở tôn giáo cùng các tín đồ trên địa bàn thành phố Kon Tum đều chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, của UBND tỉnh về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.
“Cây ATM gạo thanh niên” là chương trình do Tỉnh đoàn Kon Tum tổ chức nhằm hỗ trợ gạo cho người dân có hoàn cảnh khó khăn bởi tác động do dịch bệnh Covid 19 gây ra. Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, chỉ sau 6 ngày triển khai vận động, Tỉnh đoàn đã quyên góp được hơn 10 tấn gạo từ các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.
Nằm trong khuôn khổ của chương trình “cây ATM gạo thanh niên”, ngày 23/4, tại thôn Đăk Tung và thôn Chung Năng của thị trấn Đăk Glei (huyện Đăk Glei), Tỉnh đoàn Kon Tum tổ chức trao tặng 1.000kg gạo cho 200 hộ dân có hoàn cảnh khó khăn (mỗi hộ 5 kg) ở 4 thôn phía Nam của thị trấn Đăk Glei.
Sáng 23/4, tại UBND thị trấn Plei Kần, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi tổ chức tiếp nhận và trao gạo tình thương để hỗ trợ người dân trên địa bàn huyện gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh, tính đến ngày 22/4, toàn tỉnh đã có 1.010 người hoàn thành cách ly y tế tại các cơ sở cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh.
Ngày 23/4, Đồn Biên phòng Hồ Le đến thăm và tặng 40 suất quà cho 40 hộ gia đình gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 tại các thôn 5, 6, 7, Ia Der (xã Ia Đal); thôn 9, Ia Đờ (xã Ia Tơi), huyện Ia H’Drai.
Mục đích của nhóm là đào tạo, hỗ trợ cập nhật kiến thức về dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản với tín dụng, tiết kiệm và khuyến nông; đồng thời đào tạo kỹ năng thuyết trình, sử dụng các công cụ truyền thông, những kỹ năng lồng ghép các nội dung truyền thông cho cán bộ, hội viên nông dân.
Ngày 22/4, tại chợ xã Tân Lập (huyện Kon Rẫy), Huyện đoàn và Hội LHTN huyện Kon Rẫy triển khai chương trình tuyên truyền chống rác thải nhựa và phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Sáng 22/4, tại Trường Cao đẳng Cộng đồng cơ sở 4 (phường Nguyễn Trãi, thành phố Kon Tum), Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid- 19 Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức trao quyết định hoàn thành thời gian cách ly y tế tập trung cho 27 công dân.
Khoảng thời gian gần 30 năm cầm bút không phải là nhiều, nhưng quá trình cộng tác với báo chí đã cho tôi một cái nhìn tương đối “có chiều sâu” về “người chiến sĩ trên mặt trận báo chí”.
Thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ “Chống dịch như chống giặc” và chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, lực lượng vũ trang tỉnh đã luôn kề vai, sát cánh với cả hệ thống chính trị trong tỉnh chung tay phòng, chống dịch.
5 ngày liên tiếp cả nước không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới, 216/268 người đã được chữa khỏi, chưa có trường hợp tử vong... là những tín hiệu rất đáng mừng. Tuy nhiên, việc tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19 vẫn còn là nỗi lo lớn khi tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp. Vì vậy, người dân không nên chủ quan, lơ là, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp hạn chế tụ tập đông người theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh tinh thần đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, đồng bào các DTTS trên địa bàn xã Đăk Kroong (huyện Đăk Glei) còn tích cực gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống.
Ngày nay, với sự bùng nổ của các phương tiện nghe nhìn, sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và cả sự bận rộn của cuộc sống hiện đại, sự nhận thức chưa đúng về lợi ích của việc đọc sách, đã làm cho “văn hóa đọc” chững lại, nhất là giới trẻ. Thúc đẩy “văn hóa đọc” đang là vấn đề cần sự quan tâm của xã hội, nhất là đối với các em học sinh.
Sáng 20/4, Siêu thị Coop Mart Kon Tum đã đến cơ sở cách ly y tế tập trung tại Trường THCS Liên Việt, thành phố Kon Tum trao tặng một số nhu yếu phẩm góp phần phòng, chống dịch bệnh Covid - 19.
Đó là mô hình “Nhân viên tự động nhắc nhở tại công sở và các điểm công cộng góp phần ứng phó và phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn huyện Đăk Hà” của anh Trương Văn Thành - Phó trưởng Phòng Tư pháp huyện Đăk Hà.
Theo kế hoạch, năm 2020, xã Đăk Môn (huyện Đăk Glei) sẽ “về đích” nông thôn mới. Chính vì vậy, thời điểm này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trên địa bàn đang dồn sức phấn đấu hoàn thành các tiêu chí còn lại để đưa xã Đăk Môn đạt chuẩn nông thôn mới theo đúng dự kiến vào cuối tháng 6 này.
Để gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, hàng chục năm qua, nhiều nghệ nhân đồng bào các DTTS tỉnh Kon Tum như Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Giẻ-Triêng... tham gia truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ với mong ước duy nhất là bản sắc văn hóa của dân tộc mình không bị mai một.
Ngày 17/4, anh L.V.T. (31 tuổi, trú xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi) đã gửi đơn kiến nghị tới Sở Y tế đề nghị xem xét, làm rõ trách nhiệm của các y, bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi liên quan đến việc thai nhi - con trai anh tử vong trong khi sinh.
Trong những năm qua, Hội Bảo vệ quyền trẻ em và Bảo trợ người khuyết tật tỉnh đã phát huy vai trò trong giúp đỡ người khuyết tật và trẻ mồ côi, người già cô đơn không nơi nương tựa vươn lên trong cuộc sống.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.