Ngày 15/12, Công đoàn ngành Y tế tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu khóa VI, nhiệm kỳ 2018 - 2023. Dự đại hội có 90 đoàn viên công đoàn đại diện cho 1.152 đoàn viên công đoàn đến từ 18 công đoàn cơ sở trực thuộc.
Ngày 14/12, Bưu điện Kon Tum tổ chức chương trình “Khám, sàng lọc và điều trị vì tương lai cho phụ nữ và trẻ em xã Văn Xuôi 2017”. Đây là hoạt động động từ thiện đầy ý nghĩa đối với nhân dân xã Văn Xuôi (huyện Tu Mơ Rông).
Thủ tướng Chính phủ vừa thông qua phương án nghỉ Tết Mậu Tuất 2018 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất, theo đó, người lao động sẽ được nghỉ 7 ngày.
Theo tin từ Sở LĐ-TB&XH Kon Tum: Đối với 3 công ty tự ý tuyển dụng lao động tham gia xuất khẩu lao động tại huyện Tu Mơ Rông và Kon Plông khi chưa có sự cho phép của cơ quan quản lý nhà nước, Sở có biện pháp xử lý theo đúng quy định.
Chiều 14/12, tại tỉnh Rattanakiri (Vương quốc Campuchia), Đoàn đại biểu Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Kon Tum do Đại tá Phạm Ngọc Phú - Chỉ huy trưởng làm trưởng đoàn đã tiến hành hội đàm với Đoàn đại biểu Tiểu khu Quân sự Rattanakiri do Thiếu tướng Khăm Suk - Chỉ huy trưởng làm trưởng đoàn.
Ngày12/12, UBND huyện Đăk Hà đã có báo cáo UBND tỉnh về việc Công ty Thủy điện Đức Nhân - Đăk Psi chặn dòng sông Đăk Psi để thi công công trình trên địa bàn xã Đăk Psi làm chết trâu, bò và thiệt hại hoa màu của người dân.
“Trời sinh voi sinh cỏ”, sinh con đông để lấy người làm… những tư tưởng ấy dường như ăn sâu vào nếp nghĩ của người dân xã Mường Hoong (huyện Đăk Glei) bao đời nay. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, bằng nhiều giải pháp của chính quyền xã và ngành y tế, bài toán khó này đã từng bước được tháo gỡ.
Chiều 11/12, Văn phòng Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh tổng kết công tác văn phòng cấp ủy năm 2017. Đồng chí Tô Xuân Tụng – Tỉnh ủy viên, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Nhà ngục Kon Tum được thực dân Pháp xây dựng từ những năm 1915-1917, ban đầu chỉ để giam giữ tù thường phạm. Sau năm 1930, Nhà ngục mới được sử dụng để giam giữ tù chính trị bị bắt trong phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh 1930-1931 và những người yêu nước chống Pháp quê ở các tỉnh miền Trung: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa… nhằm lưu đày, phát vãng, hãm hại dần những chiến sĩ Cộng sản và những người yêu nước.
Ngày mai tôi biết nói gì với gần 400 liệt sĩ đơn vị tôi ngã xuống trên cao điểm ấy đây. Còn ngót 500 thương binh bạn bè tôi đang vật vã nơi đồng chiêm nơi núi đồi phía bắc có biết là tôi sẽ lên cao điểm ấy không? Những người Gia Rai, Ba Na, Xơ Đăng nay làm nương rẫy chân cao điểm liệu có biết một người lính già đang lần theo bước chân đồng đội mình, lần theo vệt máu các bạn bè tưới xuống Bazan để lên ngọn núi có ba mỏm đẫm máu.
Sau 37 năm lưu lạc, bà Lê Thị Ngâu ở thôn 5, xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum và chị Nguyễn Thị Huệ (con gái bà Ngâu, trước đây tên là Trần Thị Kim Anh hiện đang sống ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) đã tìm được nhau như một phép màu kỳ diệu. Dù đã đoàn tụ được 5 năm, nhưng, chỉ cần nhớ lại, chỉ cần gợi lại về cuộc chạy loạn tháng 3/1975, về nỗi khắc khoải nhớ mong trong suốt mấy chục năm trời là những giọt nước mắt cứ thế mà tuôn trào…
15 hài cốt liệt sĩ được xác định là cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 209, Sư đoàn 312 (thường gọi là Trung đoàn “lính mũ sắt”), chủ yếu là những người con Hà Nội, đã hy sinh trong trận đánh ngày 26/3/1968, với quân Mỹ thuộc căn cứ FSB14 ở Đồi Tranh trên đỉnh Chư Tan Kra, xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy.
Chiều 7/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng 12/2017 với các cơ quan thông tấn báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên địa bàn tỉnh.
Thời gian gần đây, nhiều người đi lao động giúp việc gia đình ở Ả rập Xê út đã lần lượt phá vỡ hợp đồng và trở về. Thậm chí, có người đã được các công ty tuyển dụng và đang đào tạo nghề chờ xuất ngoại cũng bỏ về địa phương. Theo các lao động, quá trình ký kết hợp đồng làm việc có thời hạn ngoài nước, rất ít công ty quan tâm đào tạo kỹ năng, kinh nghiệm thích ứng ở môi trường sống, làm việc nước ngoài cho người lao động. Dẫn đến, người đi xuất khẩu gặp không ít rủi ro, tai nạn khi làm việc ở đất khách quê người.
Đứng chân trên địa bàn biên giới không mấy thuận lợi về địa hình cũng như thời tiết, đơn vị lại mới được thành lập đang đi vào củng cố nhưng Đại đội 186, Ban CHQS huyện Ia HD'rai đã làm tốt công tác tăng gia sản xuất bảo đảm nguồn thực phẩm tươi sống tại chỗ, cải thiện đời sống cho bộ đội, góp phần để đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao trên tuyến biên giới.
Phát huy vai trò của đội ngũ người có uy tín để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đúng các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, đưa chủ trương, nghị quyết vào cuộc sống…đó là việc mà huyện Đăk Tô đã và đang làm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của huyện.
Ngày 4/12, Đại tá Đoàn VănNhất - Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thay mặt cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh đã đến thăm và chúc mừng Hội Cựu chiến binh tỉnh nhân kỷ niệm 28 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam (6/12/1989 - 6/12/2017).
Những năm qua, việc thực hiện Ngày Pháp luật ở Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội cho mọi cán bộ, chiến sĩ.
Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.