Chủ động, sáng tạo trong tổ chức phong trào Thi đua Quyết thắng, trong đó, một trong những đòn bẫy để đưa phong trào thi đua đạt hiệu quả thiết thực, thúc đẩy các tập thể cá nhân vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được Ban chỉ huy Quân sự huyện Sa Thầy xác định là tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang…
Chiều 22/11, tại nhà rông thôn Kà Đừ, thị trấn Sa Thầy (huyện Sa Thầy), Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên huyện Sa Thầy tổ chức thi, nghiệm thu kết thúc 2 lớp học nghề làm chổi đót cho các học viên là lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg.
Trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm là một trong những tiêu chí “khó nhằn”, dù ở vùng thuận lợi hay vùng khó khăn. Vấn đề đặt ra là, trong cái khó ấy có “ló cái khôn” được hay không? Hãy cùng chúng tôi nhìn về cơ sở...
Sáng 22/11, tại thành phố Kon Tum, Sở Y tế tỉnh Kon Tum và Sở Y tế tỉnh Attapư (Lào) tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống HIV/AIDS khu vực biên giới và qua biên giới giữa hai tỉnh nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS.
Sáng 22/11, ông Lưu Duy Khanh - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã đến thăm hỏi, chia buồn, động viên và trao 5 triệu đồng (từ nguồn Quỹ cứu trợ của tỉnh) cho gia đình cháu Y Nga (10 tuổi, học sinh Trường tiểu học Đăk Choong) ở thôn Bê Rê, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei.
Thời gian qua, huyện Ngọc Hồi có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện công tác cải cách hành chính và đã đạt được một số kết quả tốt. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần được các cấp, các ngành quan tâm giải quyết.
“Mỗi buổi sáng, đón các con đến lớp, điểm danh thấy học sinh khỏe mạnh, vẫn nhớ gọi được tên cô giáo chủ nhiệm lớp... là sự thành công của những nhà giáo đặc biệt như chúng tôi” - cô giáo Lương Thị Hồng Phượng - Tổ Trưởng Tổ chuyên biệt dạy học sinh khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh( Trường tiểu học Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã mở đầu buổi trò chuyện như vậy.
Sáng 20/11, các trường THPT trên địa bàn thành phố Kon Tum long trọng tổ chức Lễ tọa đàm kỷ niệm 35 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2017).
Sáng 20/11, Trường Trung học cơ sở Thực hành sư phạm Lý Tự Trọng, thành phố Kon Tum tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2017).
Khác xa nơi phố thị, trong ngày Hiến chương Nhà giáo 20/11, các thầy cô ở vùng sâu, vùng xa Đăk Glei tự động viên nhau là chính. Quà cáp tri ân thầy cô chỉ là quả bí, quả bầu, bó rau rừng hoặc những bông hoa dại... Thế nhưng, những “kỹ sư tâm hồn” ấy vẫn luôn dành cho học sinh của mình những tình cảm thân yêu nhất...
Trong những ngày này, ngành GD&ĐT huyện Kon Plông náo nức tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Đi bất cứ nơi đâu, chúng tôi đều thấy tất cả giáo viên, phụ huynh, học sinh và toàn xã hội trên địa bàn huyện đã hướng về ngày lễ trọng đại của thầy cô với tấm lòng ngưỡng mộ và biết ơn công lao dạy dỗ học sinh.
Ngày 18/11 tại thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai), Bảo hiểm Xã hội Việt Nam phối hợp với Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội thảo công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc Tây Nguyên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm y tế hộ gia đình.
Ngày 17/11, tại hội trường thôn 4, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc nhân kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2017).
Ngày 17/11, hơn 30 hộ gia đình ở thôn Kon Leang 1, xã Đăk Long, huyện Kon Plông đã được trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất
Trong 2 ngày 16 - 17/11, hầu hết các trường học từ bậc Mầm non đến Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông tổ chức các hoạt động nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Sáng 17/11, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Kon Tum phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Đăk Hà và UBND xã Đăk Ui bàn giao “Nhà chữ thập đỏ” cho gia đình ông Hoàng Văn Râm (56 tuổi), trú tại thôn 8, xã Đăk Ui, một hộ nghèo có người tàn tật đang phải sống trong ngôi nhà tạm bợ, dột nát.
Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.