Theo yêu cầu của UBND tỉnh, việc tiếp nhận, cấp phát hơn 419.000kg gạo cho gần 14.000 học sinh trên địa bàn tỉnh phải được hoàn thành trước ngày 6/9/2017.
Sau hơn 20 ngày thi công xây dựng, chiều 22/8, Báo Tuổi Trẻ (Thành phố Hồ Chí Minh) phối hợp với Tỉnh đoàn Kon Tum và nhà tài trợ tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng công trình nước tự chảy phục vụ cho hơn 140 người dân làng Kon Tun (xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông).
Giữa tháng Tám, về các xã biên giới huyện Ia H’Drai, những cơn mưa tối trời đất vẫn không ngăn được những bước chân hăm hở đến lớp của các em học sinh trong mùa tựu trường năm học mới 2017 – 2018. Còn các thầy cô giáo tất bật chuẩn bị phấn trắng, bảng đen, sắp xếp bàn ghế và chăm lo nơi ăn chỗ ở cho các em ngay trong những ngày đầu tiên đến trường.
Lào - nơi được mệnh danh “Miền đất Triệu Voi”, nằm ở nơi giao hội của hai nền văn minh vĩ đại và hùng mạnh nhất châu Á là Ấn Độ và Trung Hoa. Người dân Lào đã hấp thụ những phong tục và tín ngưỡng của hai nền văn minh ấy để hình thành nên một nền văn hóa đặc sắc của riêng mình...
Vào thời điểm này, ngành Giáo dục Kon Tum gần như đã hoàn tất công tác chuẩn bị: cơ sở vật chất, huy động học sinh ra lớp, tựu trường… sẵn sàng cho năm học mới 2017-2018.
Nhiều mô hình tự quản về bảo vệ môi trường được hình thành và hoạt động hiệu quả trên địa bàn huyện Đăk Hà đã góp phần đáng kể vào việc xây dựng môi trường sống xanh, sạch đẹp; trong đó, Tổ hợp tác thu gom rác thải môi trường thôn Đăk Tin, xã Đăk Ngọk là một điển hình.
Ngày 18/8, Ngân hàng Thương mại CP Đầu tư và phát triển (BIDV) Chi nhánh Kon Tum - đơn vị nhận đỡ đầu xã Đăk Rơ Nga (huyện Đăk Tô) theo Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy - đã tổ chức trao tặng vở, bút, dụng cụ học tập và bò giống cho các đối tượng thuộc hộ nghèo ở xã Đăk Rơ Nga.
Trong 2 ngày 17-18/8, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Khối các cơ quan tỉnh tổ chức Đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2017-2022. Dự Đại hội có 120 đại biểu đại diện cho hơn 2.600 đoàn viên của 42 tổ chức cơ sở đoàn trực thuộc.
Hơn 30 năm sinh sống, làm việc ở vùng cực bắc Tây Nguyên, tôi đã có hàng trăm chuyến công tác đến các vùng, miền khác nhau trên đất nước, cùng vài ba chuyến công tác đến nước bạn Lào và Vương quốc Campuchia. Nhiều chuyến đi đã để lại trong tôi những kỷ niệm khó quên, nhưng kỷ niệm sâu sắc nhất, luôn in đậm trong ký ức của tôi, đó là chuyến công tác tới các tỉnh Nam Lào, cũng là chuyến “xuất ngoại” đầu tiên của tôi, vào tháng 5/2006.
Nằm trong Chương trình truyền thông “Đồng hành cùng các em đến trường”, ngày 17/8, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tổ chức trao 2.400 quyển vở cho 400 học sinh Trường Tiểu học Mường Hoong, huyện Đăk Glei.
Đã hơn 10 năm nay, ông Khăm Xảy Phi Mạ Lay lặn lội cùng Đội K53 tỉnh Kon Tum vào các cánh rừng đi tìm đồng đội. Ông đi không biết mệt, băng qua những cánh rừng già năm xưa để đi tìm đồng đội, có lúc tìm mãi không thấy hài cốt nhưng ông không nản lòng.
Trong khi không ít địa phương chậm trễ trong việc thực hiện hỗ trợ nghệ nhân ưu tú thì tại huyện Đăk Hà, công tác này được triển khai kịp thời, tạo động lực để các nghệ nhân vượt qua những khó khăn về kinh tế, từ đó tiếp tục giữ gìn, truyền dạy nét đặc sắc văn hóa của dân tộc mình, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Đã thành lệ, mỗi lần được đến với đất nước Triệu Voi, ai cũng dành thời gian đi thăm các gia đình người Việt đang làm ăn, sinh sống ở đây. Gặp đồng hương, mọi người tay bắt mặt mừng, thi nhau hỏi chuyện quê nhà. Thì ra, dù xa xôi cách trở, những người con nơi đất khách luôn giữ mối thâm tình với Tổ quốc...
Cuộc đời mỗi người luôn gắn liền với những chuyến đi. Ai rồi cũng sẽ phải bước qua muôn nẻo đường chông chênh, xuôi ngược. Nhưng với một số người dân Lào ở các tỉnh Attapư, Sê Kông, không biết “cái chân” đưa đẩy thế nào họ neo lại ở làng mới Đăk Ba, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi. Và họ đã thành người Việt lúc nào không biết, thi thoảng họ mới nhớ tới bộ tộc, nhớ tới buôn làng quê xưa…
Ngày 14/8, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã làm việc với lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Attapư (Lào) trong khuôn khổ thực hiện kế hoạch hỗ trợ nâng cao trình độ chuyên môn giữa hai bệnh viện giai đoạn 2017-2020.
Tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại cho người dân và doanh nghiệp, từng bước hiện đại hóa nền hành chính công là mục tiêu chúng ta đang thực hiện trong thực hiện cải cách hành chính. Đó cũng là mục tiêu của Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg, ngày 20/10/2016 về tiếp nhận hồ sơ, chuyển trả kết quả thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích hướng tới và đang được Bưu điện Kon Tum tích cực triển khai.
Để cùng “Chung tay thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân”, từ năm 2014 Bưu điện Kon Tum đã ký hợp đồng hợp tác với Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện cung ứng dịch vụ công và phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế qua hệ thống bưu điện, góp phần tích cực vào thực hiện cải cách hành chính công trên lĩnh vực bảo hiểm.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.