Sáng 5/9, hòa chung không khí ngày hội “Toàn dân đưa trẻ đến trường”, tất cả các trường học trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông đồng loạt tổ chức khai giảng năm học mới 2017-2018.
Sáng 5/9, cùng với cả nước, thầy và trò Trường THPT Nguyễn Du (huyện Đăk Hà) tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2017 – 2018. Dự lễ có đồng chí Trần Bình Trọng - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh.
Năm 2017 có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam và Lào khi hai nước kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 40 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị Việt Nam - Lào. Đây là mốc son sáng chói, khắc sâu tình đoàn kết đặc biệt, hữu nghị và truyền thống giữa hai nước.
Sáng 5/9, đồng chí A Pớt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã tới dự và chung vui với trên 700 giáo viên, học sinh Trường THPT Lê Lợi nhân dịp khai giảng năm học mới 2017 - 2018.
Sáng 5/9, hơn 1.560 em học sinh Trường THPT Kon Tum tựu trường dự Lễ khai giảng năm học 2017-2018. Đến dự lễ có đồng chí Lê Thị Kim Đơn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Hoà trong không khí tưng bừng của ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường, sáng 5/9, thầy và trò Trường Tiểu học Thực hành sư phạm Nguỵ Như Kon Tum tổ chức Lễ khai giảng năm học 2017– 2018.
Sáng 5/9, thầy và trò Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành đã vui mừng đón đồng chí Nguyễn Văn Hòa - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đến dự và đánh trống khai giảng năm học mới 2017-2018.
Hòa chung không khí tưng bừng trong Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường, sáng 5/9, hơn 100 giáo viên, nhân viên và 1.961 em học sinh Trường THCS Thực hành sư phạm Lý Tự Trọng (thành phố Kon Tum) bước vào năm học mới 2017-2018.
Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 185 nước trên thế giới. Trong đó, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào – Việt Nam là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, thuỷ chung, trong sáng, là mối thâm tình của những người tri âm, tri kỷ…
Những ngày này, các trường học trên địa bàn tỉnh đang khẩn trương chuẩn bị cho ngày hội khai trường năm học mới 2017-2018. Các thầy cô giáo bận rộn với các công việc được giao để đảm bảo điều kiện tốt nhất đón học sinh ra lớp, bắt đầu một năm học thi đua dạy tốt - học tốt.
Năm học 2017-2018, toàn ngành GD&ĐT huyện Kon Plông có 33 trường học với 396 lớp, 6.396 học sinh, tăng 19 lớp so với đầu năm học 2016-2017. Trong đó, 10 trường mầm non với 113 lớp, 1.801 học sinh; 12 trường tiểu học với 205 lớp, 2.801 học sinh và 11 trường trung học cơ sở với 78 lớp, 1.794 học sinh.
Vu Lan báo hiếu luôn là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt trong đời sống tinh thần của người dân đất Việt. Trong thời đại ngày nay, tinh thần đạo hiếu cần được đề cao, biểu dương mạnh mẽ hơn để truyền thống đó luôn được bồi đắp, ngày càng trở thành sức mạnh văn hóa của dân tộc hôm nay và mãi mãi về sau.
“Mỗi độ gió thu về/ Héo hắt lá thu rơi/ Vu Lan sầu man mác/ Tiếc nhớ mẹ không nguôi”. Theo gió thu, một mùa Vu Lan nữa lại về. Hạnh phúc xiết bao khi năm nay chúng tôi được cài lên áo bông hồng màu đỏ - vẫn còn ba mẹ ở bên đời; vẫn còn sự bao bọc, chở che của mẹ, của ba.
Sáng 1/9, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum tổ chức khai giảng năm học mới 2017-2018 và công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum.
“Tranh gạo Làng Hồ” - loại tranh làm nên từ những hạt gạo trên đồng đất Kon Tum đã được không chỉ người dân trong tỉnh, trong nước mà cả nước ngoài biết đến, tìm đến và trầm trồ ngợi khen trong khoảng gần chục năm trở lại đây. Chưa bàn đến yếu tố nghệ thuật, điều khiến nhiều người cảm thấy bất ngờ, khâm phục ở đây chính là chất liệu để làm nên bức tranh – gạo.
Với việc tập trung đưa Cuộc vận động "Xây dựng môi trường văn hóa trong quân đội" gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, đi vào chiều sâu; Bộ đội Biên phòng tỉnh đã làm chuyển biến căn bản đời sống văn hóa, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng…
Trong 3 ngày 29-31/8, tại Trường Trung cấp Nghề Kon Tum, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh lần thứ III.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.