• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Xã hội

Đưa tinh thần đạo hiếu thành hơi thở cuộc sống

04/09/2017 07:07

Vu Lan báo hiếu luôn là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt trong đời sống tinh thần của người dân đất Việt. Trong thời đại ngày nay, tinh thần đạo hiếu cần được đề cao, biểu dương mạnh mẽ hơn để truyền thống đó luôn được bồi đắp, ngày càng trở thành sức mạnh văn hóa của dân tộc hôm nay và mãi mãi về sau.

Hơn 10 ngày nay, chị Nguyễn Hà Ni (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) ngày nào cũng đến chùa Huệ Hương (phường Quyết Thắng) cùng các phật tử trang trí lễ đài, tập văn nghệ để biểu diễn trong đêm Lễ Vu Lan. Chị chia sẻ: Ba mất sớm, còn mẹ nhưng lại ở xa, ít có thời gian gặp gỡ. Hàng năm, vào dịp Vu Lan, tôi đến chùa để làm những việc mà nhà chùa cần làm để chuẩn bị tổ chức đại lễ được tốt hơn; và cũng là để tỏ lòng tri ân, báo hiếu đối với cha mẹ đã sinh ra tôi, có công dưỡng dục để trưởng thành như ngày hôm nay.

Đại đức Thích Vạn Nhơn - Trụ trì chùa Huệ Hương cho biết: Chương trình Đại lễ Vu Lan năm 2017 có chủ đề “Đạo hiếu và dân tộc”. Việc tổ chức trang trọng đại lễ này nhằm tôn vinh, đề cao đạo hiếu trong đạo Phật cũng như trong văn hóa dân tộc, đưa tinh thần đạo hiếu thành hơi thở, nhịp sống của mỗi gia đình và trái tim mỗi người dân Việt Nam. 

Theo Đại đức Thích Vạn Nhơn, trong truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây của dân tộc Việt Nam, báo hiếu, báo ân tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ là một trong những lời cảm ơn quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Ngày lễ Vu Lan báo hiếu của Phật giáo đã trở thành ngày lễ mang đậm nét nhân văn, làm rạng rỡ đạo lý đền ơn đáp nghĩa của dân tộc. 

Chuẩn bị Đại lễ Vu Lan ở chùa Bác Ái. Ảnh: Quang Định

 

Giống như các chùa, tịnh xá trên địa bàn thành phố Kon Tum, không khí chuẩn bị Đại lễ Vu Lan tại chùa Tháp Kỳ Quang (thôn 3, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà) cũng tất bật không kém.

Có dịp đến chùa trong những ngày này, chúng tôi chứng kiến các nam phật tử trang trí lễ đài, còn các chị phụ nữ thì tích cực luyện tập các tiết mục văn nghệ để biểu diễn vào đêm tổ chức Đại lễ Vu Lan.

Trò chuyện với chúng tôi, chị Lê Thị Thúy Kiều (xã Đăk Mar) vui vẻ cho biết: Mấy ngày này chị em chúng tôi rất hăng say tập luyện các tiết mục văn nghệ để chuẩn bị biểu diễn trong dịp Đại lễ Vu Lan. Ngoài chương trình văn nghệ, phật tử còn chuẩn bị hàng trăm suất quà để tặng cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện và các gia đình thương binh liệt sĩ. Đây là những món quà có ý nghĩa nhân văn, tỏ lòng tri ân đối với những người đã hy sinh xương máu của mình trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại nền độc lập tự do cho đất nước.

Hòa thượng Thích Quảng Xả - Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Việt Nam tỉnh cho biết: Vu Lan báo hiếu luôn là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt trong đời sống tinh thần của người dân đất Việt. Đạo báo hiếu là tâm thái và hành vi tích cực được khởi đầu từ nền tảng gia đình đến xã hội và hướng đến nhân loại trên khắp địa cầu. Nếu mỗi người đều sống được với đạo lý tri ân, báo ân thì sẽ tạo ra một xã hội an vui, tương thân, tương ái. Trong thời đại ngày nay, tinh thần đạo hiếu cần được đề cao, biểu dương mạnh mẽ hơn để truyền thống đó luôn được bồi đắp, ngày càng trở thành sức mạnh văn hóa của dân tộc hôm nay và mãi mãi về sau. 

Ngoài ý nghĩa tôn giáo, chương trình Đại lễ Vu Lan “Đạo hiếu và dân tộc” năm nay còn là dịp để tri ân các Mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng liệt sĩ, thương bệnh binh, gia đình có công với cách mạng nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ; biểu dương những tấm gương hiếu thảo tiêu biểu ở địa phương; cùng với đó là chương trình văn nghệ đặc sắc, nội dung phong phú, kịch và tiểu phẩm về những tấm gương đạo hiếu. “Đặc biệt, “Tứ ân” (ân cha mẹ, ân thầy bạn, ân quốc gia xã hội và ân Tam bảo) là tiêu chí để lựa chọn các tấm gương hiếu thảo biểu dương tại Đại lễ Vu Lan năm nay” - Hòa thượng Thích Quảng Xả cho hay. 

Quang Định

   

Các tin khác

  • Tu Mơ Rông: Khắc phục khó khăn trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sĩ chưa xác định danh tính
  • Thành phố Kon Tum tổ chức Ngày hội hiến máu nhân đạo đợt II năm 2025
  • Tiếp xúc, tuyên truyền đối với KOLs, quản trị viên các hội, nhóm, trang mạng xã hội
  • Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam
  • Công an tỉnh: Tổ chức kì sát hạch, cấp giấy phép lái xe hạng A1
  • Nhiều kết quả thiết thực trong công tác đền ơn đáp nghĩa
  • Chủ động và tích cực tham gia đóng góp ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013
  • Kon Rẫy hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi: Tạo điều kiện cho sắp xếp tổ chức bộ máy
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
  • Tu Mơ Rông: Khắc phục khó khăn trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Bố trí đất cho hộ khó khăn về đất ở để hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sĩ chưa xác định danh tính
  • UBND tỉnh đồng ý khởi công mới một số dự án cấp thiết
  • Thành phố Kon Tum tổ chức Ngày hội hiến máu nhân đạo đợt II năm 2025
  • Tiếp xúc, tuyên truyền đối với KOLs, quản trị viên các hội, nhóm, trang mạng xã hội

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by