• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Xã hội

“Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn”

05/09/2017 06:19

​Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 185 nước trên thế giới. Trong đó, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào – Việt Nam là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, thuỷ chung, trong sáng, là mối thâm tình của những người tri âm, tri kỷ…

Mối quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam được bắt nguồn từ các điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hoá và lịch sử, truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân hai nước; được xây đắp, nuôi dưỡng bằng công sức, của cải, xương máu của nhiều thế hệ cách mạng người Việt Nam và Lào, do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản đặt nền móng và các thế hệ lãnh đạo hai đảng, hai nhà nước dày công vun đắp.

Ngược dòng về quá khứ, ngay từ khi Ðảng Cộng sản Ðông Dương ra đời, Nghị quyết Hội nghị tháng 10/1930 đã xác định phải khuếch trương phong trào cách mạng cho đều khắp các xứ Đông Dương, nhân dân Đông Dương cần đoàn kết chống ách thống trị của thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, với tinh thần “Dân tộc Việt Nam đoàn kết chặt chẽ với dân tộc Miên, Lào thì sức mạnh đủ đánh tan thực dân Pháp”, liên minh các nước phải đoàn kết chiến đấu đánh đuổi kẻ thù xâm lược. Từ đây, phong trào giải phóng dân tộc của cả hai nước có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng ủng hộ, giúp đỡ nhau trên tất cả các mặt trận.

Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 02/9/1945, Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam. Và chỉ hơn một tháng sau đó, ngày 12/10/1945 tại thủ đô Viên Chăn, Chính phủ lâm thời Lào Itsala được thành lập, thông qua Hiến pháp và tuyên bố nền độc lập trước thế giới. Cũng chính Việt Nam là nước đầu tiên gửi thiệp chúc mừng và tuyên bố thừa nhận Chính phủ Lào độc lập và ký Hiệp ước hợp tác tương trợ Việt Lào vào ngày 30/10/1945.

Ngày 20/01/1949, dưới sự giúp đỡ của cách mạng Việt Nam, đội quân lực lượng vũ trang đầu tiên của Lào được thành lập mang tên Lạtsạvông, là tiền thân của Quân đội Nhân dân Lào hiện nay…

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, sự phối hợp chiến đấu có hiệu quả của quân đội, nhân dân hai nước Việt Nam - Lào đã chứng minh lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Kháng chiến của Việt Nam, của Miên, của Lào là của chung của chúng ta. Việt Nam có kháng chiến thành công thì Miên, Lào mới thắng lợi và Miên, Lào có thắng lợi thì Việt Nam mới hoàn toàn thắng lợi. Việt Nam, Miên, Lào như anh em ruột thịt trong nhà...”.

Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, tình đoàn kết, quan hệ chiến đấu keo sơn giữa nhân dân hai nước tiếp tục được kế thừa, nâng lên và phát triển.

Năm 1962, Hiệp định Geneve về Lào được ký kết, mở ra một thời kỳ phát triển mới cho cách mạng Lào và Việt Nam.

Với thời cơ và thuận lợi đó, hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 5/9/1962. Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, là dấu mốc quan trọng trong quan hệ giữa hai nước, khẳng định sự gắn bó vận mệnh của hai dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước.

Sau khi hai nước được giải phóng hoàn toàn vào năm 1975, để đưa quan hệ hai nước phát triển toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu, hai nước đã ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác vào ngày 18/7/1977. Hiệp ước đó đã trở thành cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng để không ngừng củng cố, phát triển quan hệ giữa hai nước…

Cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, cùng uống chung dòng nước Mê Kông, cùng chung một chiến hào, bởi vậy, suốt chiều dài lịch sử, mối thâm tình Việt - Lào là mối thâm tình của những người tri âm, tri kỷ.

“ Trên đỉnh Trường Sơn ta gặp nhau giữa đường đi chiến đấu…Trường Sơn, hai nước chúng ta đã ghi tạc nghĩa tình từ xưa. Đường dài chiến đấu ta đánh Mỹ, cất cao tiếng ca. Trường Sơn bao la, cao như quyết tâm ta diệt thù. Việt Lào một lòng như sắt đá…”.

Tiếng gọi của quê hương từ hai miền vách núi đã gắn kết hai dân tộc đoàn kết một lòng cùng đứng lên chiến đấu chống kẻ thù xâm lược. Mồ hôi, xương máu của chiến sĩ và chuyên gia Việt Nam đã hòa quyện cùng xương máu, mồ hôi của chiến sĩ và nhân dân Lào, trở thành huyền thoại trong lòng người dân hai nước. Nghĩa trang liệt sĩ Việt – Lào tại huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An- nghĩa trang duy nhất của Việt Nam mang tên hai quốc gia, hai dân tộc, nơi an nghỉ của hơn 11 ngàn cán bộ quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam đã ngã xuống trong công cuộc đấu tranh giành độc lập của nước bạn Lào là minh chứng rõ nhất cho mối tình thủy chung, son sắt, sự gắn kết giữa hai dân tộc anh em Việt- Lào…

“…Em ở bên này Tây Trường Sơn. Anh ở bên này Đông Trường Sơn. Hai nước nghe chung tiếng gà gáy sáng. Đất nước Chăm Pa, đất nước Tiên Rồng. Chung bước đi lên xây đắp mối tình. Tình Việt Lào anh em. Tình Việt Lào anh em. Mãi mãi không bao giờ phai…”.

Những câu hát vang lên như nhắc nhớ, khơi gợi thêm niềm tự hào về mối quan hệ đặc biệt, hiếm có giữa hai dân tộc. Dù trải qua rất nhiều gian nan, thử thách, cả sự chống phá, chia rẽ của các thế lực thù địch, mối quan hệ đó vẫn vẹn nguyên, không bị rạn nứt, phá vỡ mà ngược lại ngày càng bền chặt.

Trong trái tim của mỗi người dân hai nước Việt - Lào mãi mãi khắc sâu lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Việt-Lào hai nước chúng ta. Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”, cũng như lời khẳng định của Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản: “Núi có thể mòn, sông có thể cạn, song tình nghĩa Lào – Việt Nam mãi mãi vững bền hơn núi, hơn sông”.

Hoàng Thúy

   

Các tin khác

  • Tu Mơ Rông: Khắc phục khó khăn trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sĩ chưa xác định danh tính
  • Thành phố Kon Tum tổ chức Ngày hội hiến máu nhân đạo đợt II năm 2025
  • Tiếp xúc, tuyên truyền đối với KOLs, quản trị viên các hội, nhóm, trang mạng xã hội
  • Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam
  • Công an tỉnh: Tổ chức kì sát hạch, cấp giấy phép lái xe hạng A1
  • Nhiều kết quả thiết thực trong công tác đền ơn đáp nghĩa
  • Chủ động và tích cực tham gia đóng góp ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013
  • Kon Rẫy hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi: Tạo điều kiện cho sắp xếp tổ chức bộ máy
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
  • Tu Mơ Rông: Khắc phục khó khăn trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Bố trí đất cho hộ khó khăn về đất ở để hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sĩ chưa xác định danh tính
  • UBND tỉnh đồng ý khởi công mới một số dự án cấp thiết
  • Thành phố Kon Tum tổ chức Ngày hội hiến máu nhân đạo đợt II năm 2025
  • Tiếp xúc, tuyên truyền đối với KOLs, quản trị viên các hội, nhóm, trang mạng xã hội

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by