• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Lễ khánh thành các dự án đầu tư công trình hạ tầng tại xã Ngọc Linh    Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật    Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị   

Xây dựng Đảng

  • Xây dựng Đảng

Kỳ vọng từ Hội đồng Điều phối vùng Tây Nguyên

17/07/2023 13:07

Ngày 11/7/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 827/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng Điều phối vùng Tây Nguyên. Hội đồng Điều phối vùng được kỳ vọng là “nhạc trưởng” dẫn dắt vùng Tây Nguyên phát triển mạnh mẽ.

Vùng Tây Nguyên, với 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đăk Nông, luôn được Đảng, Nhà nước ta xác định là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của cả nước. 

Xuất phát từ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng ấy, ngày 18/1/2002, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2010; Bộ Chính trị khóa XI đã tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW và ban hành Kết luận số 12-KL/TW, ngày 24/10/2011 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW thời kỳ 2011 - 2020.

Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết và Kết luận của Bộ Chính trị (khóa IX, XI), các địa phương trong vùng đã nhận thức ngày càng sáng rõ hơn về vai trò, vị trí, tầm quan trọng, khai thác tốt hơn các tiềm năng, lợi thế của vùng Tây Nguyên.

6 tháng đầu năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Kon Tum ước đạt 6,80%, đứng đầu khu vực Tây Nguyên. Ảnh: S.C

 

Là một trong 5 tỉnh vùng Tây Nguyên, với vị trí chiến lược của mình, trong những năm gần đây, Kon Tum đã có bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung của vùng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, giảm dần tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp-xây dựng, thương mại-dịch vụ.

Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt 10,18%/năm. Năm 2022, quy mô nền kinh tế đạt 30.412,7 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 9,5%; GRDP bình quân đầu người đạt 52,44 triệu đồng.

6 tháng đầu năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh ước đạt 6,80%, đứng thứ 22 cả nước, đứng đầu khu vực Tây Nguyên.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện các chính sách về KT-XH, AN-QP, văn hoá, môi trường, dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ở các tỉnh Tây Nguyên vẫn bộc lộ nhiều khuyết điểm, tồn tại cần khắc phục.

Riêng với Kon Tum, cơ cấu kinh tế còn nhiều bất cập, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa bền vững, bộc lộ nhiều hạn chế.

Ngày 6/10/2022, Bộ Chính trị (khóa XIII) ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW của về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đây được xác định là Nghị quyết đem lại thời cơ và động lực để các tỉnh Tây Nguyên nói chung, tỉnh Kon Tum nói riêng, phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời kỳ chiến lược mới.

Tuy nhiên, thực tế vẫn cho thấy, ở khu vực đang tồn tại “5 vùng kinh tế”, tương ứng với 5 tỉnh trong khu vực. Việc liên kết vùng còn lỏng lẻo, mạnh ai nấy làm, thậm chí còn cạnh tranh.

Vì thế, không gian kinh tế vùng bị chia cắt và thu hẹp, nhiều cụm ngành kinh tế và sản phẩm thế mạnh, mà các tỉnh có lợi thế chung không được “liên kết” với nhau, hoặc lợi thế so sánh của từng tỉnh không được phát huy, mà còn cạnh tranh cục bộ lẫn nhau.

Điều này dẫn đến chuỗi giá trị ngành hàng bị cắt khúc; đầu tư trùng lắp, tính gia tăng giá trị thấp, suất đầu tư cao do không tận dụng được “lợi thế dùng chung” trên cơ sở phân công trong nội bộ vùng và liên vùng.

Nguyên nhân là do điều phối phát triển vùng vẫn chưa cao; chưa giải quyết kịp thời một số vấn đề phát sinh, các việc có tính chất liên vùng.

Việc liên kết, phối hợp giữa các địa phương chưa có tính lâu dài, phạm vi liên kết hạn chế, tổ chức triển khai các liên kết chậm, chưa thực sự kết nối và phát huy được tiềm năng phát triển của các vùng.

Đặc biệt, chưa có bộ máy thể chế vùng đủ mạnh, thực hiện tốt chức năng quản lý, điều tiết, tổ chức các hoạt động phát triển của vùng bao gồm nhiều địa phương.

Việc thành lập Hội đồng Điều phối vùng được kỳ vọng sẽ dẫn dắt vùng Tây Nguyên phát triển mạnh mẽ. Ảnh: SC

 

Vì vậy, việc Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 827/QĐ-TTg ngày 11/7/2023 thành lập Hội đồng Điều phối vùng Tây Nguyên được kỳ vọng đem lại sự đổi mới mạnh mẽ về cơ chế điều phối vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng phát triển nhanh, bền vững, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Hội đồng Điều phối vùng Tây Nguyên do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm Chủ tịch Hội đồng; là tổ chức phối hợp liên ngành thực hiện chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, điều phối, giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành về liên kết vùng, phát triển bền vững vùng Tây Nguyên.

Hội đồng Điều phối vùng Tây Nguyên được trao nhiều quyền hạn cũng như nhiệm vụ, nhưng trong đó đáng chú ý là nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về phương hướng, giải pháp, cơ chế, chính sách thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, dự án, các hoạt động liên kết vùng bảo đảm thực hiện đồng bộ, nhất quán và hiệu quả, phù hợp với quy định pháp luật và các quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều phối các hoạt động lập, điều chỉnh và tổ chức thực hiện Quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh trong Vùng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thúc đẩy liên kết vùng, tiểu vùng; bảo đảm các quy định, cơ chế, chính sách liên kết vùng, tiểu vùng được thực hiện đồng bộ, nhất quán, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương.

Nhiều chuyên gia cho rằng, tăng cường liên kết vùng là một xu thế tất yếu và là động lực dẫn dắt sự tăng trưởng. Bài toán khó nhất là làm thế nào để tổ chức liên kết vùng, để thu hút các thành phần kinh tế, các đối tác trong và ngoài nước vào đầu tư, phát triển tại khu vực.

Và hội đồng điều phối vùng chính là “lời giải” cho bài toán khó ấy, từ đó đảm bảo cho tính liên kết giữa các địa phương trở nên chặt chẽ, thông suốt và bền vững.

Đơn cử, khi có hội đồng điều phối vùng, với sự điều hành của hội đồng, sẽ khắc phục được tình trạng mỗi tỉnh làm một quy hoạch riêng, các tỉnh không tham vấn, phối hợp với nhau.

Tin tưởng rằng, với sự dẫn dắt của Hội đồng Điều phối vùng, sự quyết tâm và vào cuộc quyết liệt của các địa phương, trong thời gian tới, vùng Tây Nguyên sẽ có bước đột phá, phát triển mạnh mẽ.

Sông Côn

   

Các tin khác

  • Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh lấy ý kiến trực tiếp đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
  • KẾT LUẬN 155-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
  • Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị: Mở ra cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ, nhóm yếu thế, đồng bào DTTS
  • Nghị quyết 57 và vận hội mới cho nông nghiệp
  • Để đào tạo lớp người mới phát triển toàn diện
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
  • Hội LHPN tỉnh lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
  • Thành ủy Kon Tum: Trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5
  • Luân chuyển cán bộ: Xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”
  • Sắp xếp, bố trí cán bộ lãnh đạo cấp xã sau sáp nhập
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần
  • Thông cáo báo chí số 15, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh lấy ý kiến trực tiếp đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
  • Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Lễ khánh thành các dự án đầu tư công trình hạ tầng tại xã Ngọc Linh
  • Quốc hội rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV, bầu cử khóa mới vào 15/3/2026
  • Chương trình Trao yêu thương hỗ trợ cho hộ nghèo ở xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy
  • Sa Thầy: Đẩy mạnh ngăn chặn xe máy độ chế tham gia giao thông
  • Thanh niên xung kích chuyển đổi số

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Tình cha mang sắc xanh áo lính
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by