• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia   

Xây dựng Đảng

  • Xây dựng Đảng

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị: Mở ra cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ, nhóm yếu thế, đồng bào DTTS

19/05/2025 13:06

Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân (Nghị quyết 68). Có thể khẳng định đây là nghị quyết mang tính bước ngoặt lịch sử trong lý luận về phát triển khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) tại nước ta.

Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh người DTTS sẽ được ưu tiên hỗ trợ phát triển. Ảnh: ĐH

 

Tại tỉnh Kon Tum, với đặc thù là tỉnh có điều kiện kinh tế- xã hội còn nhiều khó khăn, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiều hộ kinh doanh người dân tộc thiểu số (DTTS), Nghị quyết 68 mở ra nhiều hy vọng và cơ hội phát triển cho cộng đồng các doanh nghiệp của tỉnh cũng như người dân địa phương.

Nghị quyết 68 đánh dấu một bước ngoặt mang tính “cách mạng” trong tư duy lý luận về KTTN, không chỉ chủ trương xoá bỏ triệt để quan niệm, thái độ định kiến về KTTN, mà lần đầu tiên khu vực này được xác định là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân. Từ chỗ doanh nghiệp được coi như một đối tượng để quản lý trong quá khứ, Nghị quyết 68 xác định doanh nghiệp tư nhân là đối tác để cùng với Nhà nước tham gia kiến tạo, phát triển đất nước. Trong cuộc “cách mạng” này, hàng loạt chủ trương quan trọng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mở rộng quy mô sản xuất, tích cực đóng góp vào nền kinh tế quốc dân. Điều này đặc biệt quan trọng với địa phương có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhóm yếu thế tham gia KTTN như tỉnh Kon Tum.

Hiện nay, tỉnh ta có trên 4.500 doanh nghiệp và hàng ngàn hộ kinh doanh, chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, siêu nhỏ. Nhiều hộ kinh doanh là thanh niên, phụ nữ, người đồng bào DTTS, miền núi, biên giới. Theo Nghị quyết 68, nhóm chính sách hỗ trợ cho các đối tượng trên sẽ được tiến hành ngay trên “thực địa” chứ không nằm trên giấy tờ. Chúng ta sẽ thực hiện hiệu quả Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, thúc đẩy khả năng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh, ưu tiên chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh là thanh niên, phụ nữ, nhóm yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới…

Thực trạng hiện nay, nhiều hộ kinh doanh cá thể không muốn chuyển thành doanh nghiệp do lo ngại các thủ tục phức tạp và chi phí cao. Nghị quyết 68 yêu cầu tạo mọi điều kiện thuận lợi về tổ chức quản trị và chế độ tài chính, kế toán để khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp; loại bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết để tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và chuyển đổi; xoá bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh chậm nhất trong năm 2026; cung cấp miễn phí các nền tảng số, phần mềm kế toán dùng chung, dịch vụ tư vấn pháp lý, đào tạo về quản trị doanh nghiệp, kế toán, thuế, nhân sự, pháp luật cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo…

Với nhóm chính sách này, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đặc biệt là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là thanh niên, phụ nữ, người dân tộc thiểu số… của tỉnh sẽ có cơ hội được trang bị thêm kỹ năng quản trị doanh nghiệp, áp dụng công nghệ thông tin, tiếp cận thị trường mới, liên kết bán hàng qua các sàn giao dịch điện tử; nói cách khác chính là hỗ trợ những điều kiện mà phần lớn doanh nghiệp, hộ kinh doanh của chúng ta còn thiếu và yếu, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mở rộng quy mô sản xuất, tối đa hóa lợi nhuận, đóng góp tích cực vào kinh tế của tỉnh và đất nước. 

Quá trình tiếp cận nguồn vốn, quỹ đất của doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh, nhóm yếu thế cũng được quan tâm giải quyết và có chính sách cụ thể, thiết thực. Theo đó, Nghị quyết 68 chủ trương khuyến khích ngân hàng cho vay dựa trên dòng tiền thay vì tài sản thế chấp; khuyến khích thành lập các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; yêu cầu các địa phương khi quy hoạch khu, cụm công nghiệp cần dành quỹ đất riêng cho doanh nghiệp tư nhân - điều chưa từng được xác lập rõ ràng trong các chính sách trước đây.

Nghị quyết cho phép sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, vườn ươm công nghệ, trên cơ sở yêu cầu các chủ đầu tư dành một phần quỹ đất đã đầu tư cho các doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thuê.

Các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế, xác định quỹ đất đối với từng khu công nghiệp, cụm công nghiệp đảm bảo bình quân tối thiểu 20 ha/khu, cụm công nghiệp hoặc 5% tổng quỹ đất đã đầu tư kết cấu hạ tầng dành cho các doanh nghiệp nêu trên. Nhà nước có chính sách giảm tối thiểu 30% tiền thuê lại đất cho các đối tượng này trong vòng 5 năm đầu kể từ ngày ký hợp đồng thuê đất.

Ngoài ra, tùy vào điều kiện từng địa phương, còn có thể có các hình thức hỗ trợ cụ thể hơn như quỹ bảo lãnh tín dụng, vốn vay ưu đãi, hay chính sách thuế phù hợp để giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, bảo đảm theo nguyên tắc thị trường và tuân thủ các cam kết quốc tế; bãi bỏ lệ phí môn bài; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 3 năm đầu thành lập.

Trước tình hình sáp nhập cấp tỉnh và thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, cụ thể là tỉnh Kon Tum sẽ sáp nhập với tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm hành chính đặt tại tỉnh Quảng Ngãi; kết thúc hoạt động của cấp huyện từ tháng 7/2025. Với đặc thù là tỉnh miền núi, biên giới, giao thông khó khăn, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh, nhất là các hộ kinh doanh tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới; các hộ kinh doanh nhỏ, cá nhân kinh doanh là phụ nữ… đứng trước khả năng phải di chuyển đến trung tâm hành chính mới để thực hiện các thủ tục hành chính liên quan, gây khó khăn, ảnh hưởng rất lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Nghị quyết 68 đã có hướng giải pháp cho vấn đề này.

Theo đó, các ngành, địa phương sẽ tập trung triển khai mạnh mẽ việc cung cấp dịch vụ công cho doanh nghiệp không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Đồng thời thủ tục hành chính sẻ được rà soát, rút gọn, đảm bảo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển. Trong năm 2025, hoàn thành việc rà soát, loại bỏ những điều kiện kinh doanh không cần thiết, quy định chồng chéo, không phù hợp, cản trở sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân; thực hiện cắt giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, ít nhất 30% chi phí tuân thủ pháp luật, ít nhất 30% điều kiện kinh doanh và tiếp tục cắt giảm mạnh trong những năm tiếp theo.

Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, tỉnh ta đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho đối tượng này, điển hình như: Kế hoạch số 2516/KH-UBND, ngày 17/7/2024 về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2025; Quyết định số 06/QĐ-UBND ngày 05/01/2025 về việc giao nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nguồn ngân sách trung ương năm 2025; Công văn số 1188/UBND-KTTH về việc triển khai Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa…

Tuy nhiên, cùng với sự ra đời của Nghị quyết 68, các chính sách hỗ trợ sẽ đồng bộ, mạnh mẽ và thiết thực hơn bao giờ hết. Đối tượng hỗ trợ cũng không giới hạn trong cộng đồng doanh nghiệp mà vươn tới và những hộ kinh doanh, cá nhân nhỏ lẻ với mục tiêu đưa KTTN trở thành “chìa khóa” để giải phóng toàn bộ sức sản xuất, kích hoạt, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực trong nhân dân cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh, phát triển.

Ngay sau khi Nghị quyết 68 được ban hành, Chính phủ đã nhanh chóng bắt tay vào triển khai bằng các hành động cụ thể để sớm đi vào thực tiễn. Nghị quyết 68 đang mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Hơn lúc nào hết, các cấp, ngành, địa phương, đơn vị cần quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết 68 nhanh nhất theo chức năng, nhiệm vụ được giao; quyết tâm bắt kịp với chỉ đạo nhanh, mạnh mẽ từ Trung ương; xây dựng mối quan hệ giữa chính quyền với doanh nghiệp cởi mở, thân thiện, đồng hành, quyết tâm đưa các doanh nghiệp tỉnh nhà ngày càng lớn mạnh, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.

Đào Hiền

 

   

Các tin khác

  • Nghị quyết 57 và vận hội mới cho nông nghiệp
  • Để đào tạo lớp người mới phát triển toàn diện
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
  • Hội LHPN tỉnh lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
  • Thành ủy Kon Tum: Trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5
  • Luân chuyển cán bộ: Xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”
  • Sắp xếp, bố trí cán bộ lãnh đạo cấp xã sau sáp nhập
  • Thành lập 10 Tổ chỉ đạo đại hội đảng bộ cấp xã (sau khi hợp nhất, sáp nhập, thành lập mới) nhiệm kỳ 2025-2030
  • Đại hội Đảng bộ Công ty 78 lần thứ VII
  • Đại hội Đảng bộ Chi nhánh 716 nhiệm kỳ 2025-2030
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW
  • Hội nghị Triển khai hoạt động hè năm 2025 và Chương trình “Bình dân học vụ số”
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Thấm sâu lời Bác dạy
  • Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị: Mở ra cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ, nhóm yếu thế, đồng bào DTTS
  • Nông dân xã Hiếu làm theo lời Bác
  • Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân
  • Học Bác từ những việc nhỏ

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by