• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên tiêu biểu năm học 2024 - 2025    Định hướng xử lý các dự án đầu tư công và tháo gỡ vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Lễ khánh thành các dự án đầu tư công trình hạ tầng tại xã Ngọc Linh    Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật    Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW   

Xây dựng Đảng

  • Xây dựng Đảng

Nghiêm túc nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng

15/08/2024 06:04

Nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng có vai trò quan trọng, là tiền đề để đưa nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống. Vì vậy, đòi hỏi sự nghiêm túc trong quá trình này.

Nghị quyết của Đảng là kết tinh trí tuệ của tập thể, thể hiện đường lối, chủ trương, chính sách lớn của Đảng và ý chí, nguyện vọng của toàn dân, được xây dựng trên cơ sở yêu cầu phát triển của đất nước trong mỗi hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở “cần nghiên cứu sâu để thấm nhuần tinh thần Nghị quyết; nghiên cứu càng sâu thì càng thêm phấn khởi, hoàn thành nhiệm vụ càng tốt”.

Tại Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Thành công của Đại hội không phải là thông qua được Nghị quyết, bầu Ban Chấp hành mới, quan trọng hơn, sắp tới phải đưa Nghị quyết vào cuộc sống thế nào, biến nó thành hiện thực thế nào”.

Trong thời gian qua, khâu nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng được xác định là nhiệm vụ hàng đầu của công tác chính trị, tư tưởng. Công tác tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng được tiến hành thường xuyên, toàn diện, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, phong phú, sinh động, nâng cao chất lượng.

 
Các TCCSĐ tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết nghiêm túc, chất lượng. Ảnh: S.C

 

Mỗi hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt và triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng được thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản, khoa học, chất lượng, giúp cán bộ, đảng viên, quần chúng nắm vững và thực hiện đúng đắn, sáng tạo nghị quyết của Đảng.

Đặc biệt, khâu ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để đổi mới hình thức quán triệt đã được triển khai mạnh mẽ. Trong đó, những hội nghị học tập, quán triệt, triển khai nghị quyết bằng hình thức trực tuyến từ Trung ương đến cơ sở đã đem lại hiệu quả rõ rệt.

Lần đầu tiên Đảng ta triển khai học tập, quán triệt nghị quyết theo hình thức trực tuyến là Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII do Bộ Chính trị chủ trì tổ chức trong 2 ngày 27-28/3/2021, với 67 điểm cầu các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương và hơn 7.400 điểm cầu cơ sở, với sự tham dự của gần 1 triệu đảng viên.

Tiếp đó, các hội nghị quan trọng, các hội nghị quán triệt nghị quyết hội nghị Trung ương khóa XIII, nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng cũng diễn ra theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến.

Với hình thức trực tuyến, đại đa số cán bộ, đảng viên được nghe các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng truyền đạt nghị quyết một cách trực tiếp mà không phải thông qua các cấp trung gian. Từ đó, tiếp thu một cách trực tiếp, nhanh chóng, đầy đủ, chính xác nhất.

Ở tỉnh ta, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy và các cơ quan, ban, ngành, nhất là người đứng đầu các cấp ủy, đã phát huy vai trò, trách nhiệm, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc việc nghiên cứu, học tập, quán triệt và tuyên truyền nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng.

Trong quá trình tham gia học tập, đa số cán bộ, đảng viên chấp hành nghiêm túc nội quy hội nghị, tham gia trả lời và góp ý vào phiếu xin ý kiến của ban tổ chức hội nghị. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Văn phòng Tỉnh ủy đã thực hiện tốt việc quản lý, thăm dò ý kiến đánh giá nhận thức của từng đối tượng tham gia học tập và tổng hợp, xây dựng báo cáo kịp thời.

Việc học tập, quán triệt, triển khai nghị quyết của Đảng, Đảng bộ tỉnh theo hình thức trực tuyến cũng trở thành những đợt sinh hoạt chính trị quan trọng,  ngày càng đi vào nền nếp.

Không chỉ giúp nâng cao hiệu quả tuyên truyền về nội dung các nghị quyết nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ, chính xác, mà việc tổ chức tuyên truyền, nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến còn tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức, tiền bạc, khi cắt giảm được nhiều hội nghị ở các cấp trung gian khác nhau.

Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận, trong thực tế vẫn có một bộ phận cán bộ, đảng viên thường có tâm lý “ngại” tham gia học tập, quán triệt nghị quyết, hoặc có tham gia thì cũng chưa nghiêm túc.

Tôi có nhiều bạn bè đang công tác tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Phần lớn trong số họ đều trách nhiệm, nhiệt tình với công việc; tích cực nghiên cứu, học tập để nâng cao tình độ lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ; luôn nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên một số người lại có biểu hiện lười tham gia hoặc tham gia cho có, thậm chí tìm cách không tham gia các hội nghị, các buổi nghiên cứu, quán triệt nghị quyết của Đảng. 

Nên sau khi được học tập, quán triệt lại không biết nghị quyết có gì mới; không nắm được chủ trương, phương hướng cơ bản mà nghị quyết xác định, nhất là những nội dung liên quan đến ngành, lĩnh vực mình công tác.

Cần phải khẳng định rằng, việc học tập, quán triệt nghị quyết rất quan trọng, vì là cơ sở, tiền đề để triển khai thực hiện. Một khi cán bộ, đảng viên không nắm chắc, không hiểu rõ những đường lối, chủ trương, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được xác định trong nghị quyết thì không thể triển khai thực hiện đúng và hiệu quả. Thậm chí là dễ mắc sai lầm, chệch hướng, đi ngược với tinh thần nghị quyết đã xác định.

Vì vậy, để nghị quyết của Đảng sớm đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả cao, việc trước tiên và có ý nghĩa quyết định là phải tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết thật nghiêm túc, chất lượng. Phải làm cho mọi cán bộ, đảng viên thấu suốt, nắm vững những nội dung cơ bản của nghị quyết, có nhận thức đúng để triển khai hành động đúng.

Muốn vậy, cần  kiên quyết khắc phục triệt để hiện tượng tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết nặng về phô trương hình thức. Lấy kết quả học tập, quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết làm cơ sở để kiểm điểm, đánh giá tập thể cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cần nêu gương, thể hiện vai trò, trách nhiệm trong việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai nghị quyết tại cơ quan, đơn vị, địa phương, ngành mình.

Quan trọng nhất là, mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng phải phát huy tối đa tinh thần tự học tập, nghiên cứu nghị quyết của mình. Chủ động và kiên quyết khắc phục tâm lý “ngại" học lý luận và nghị quyết, thiếu tự giác trong nghiên cứu, học tập nghị quyết.

Sông Côn

   

Các tin khác

  • Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh lấy ý kiến trực tiếp đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
  • KẾT LUẬN 155-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
  • Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị: Mở ra cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ, nhóm yếu thế, đồng bào DTTS
  • Nghị quyết 57 và vận hội mới cho nông nghiệp
  • Để đào tạo lớp người mới phát triển toàn diện
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
  • Hội LHPN tỉnh lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
  • Thành ủy Kon Tum: Trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5
  • Luân chuyển cán bộ: Xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”
  • Sắp xếp, bố trí cán bộ lãnh đạo cấp xã sau sáp nhập
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Hội nghị triển khai các nhiệm vụ liên quan Đề án sáp nhập tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi trên lĩnh vực báo chí
  • Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên tiêu biểu năm học 2024 - 2025
  • Chùm ảnh: Bình yên Lý Sơn
  • Sức sống mới từ một Cuộc vận động - Bài 1: Công phá “lõi nghèo” vùng DTTS
  • Gặp gỡ tài năng piano trẻ
  • Phát động hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em tỉnh Kon Tum năm 2025
  • Khai mạc Hội thi tuyên truyền, giới thiệu sách năm 2025
  • Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự thảo nghị quyết của Quốc hội

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Tình cha mang sắc xanh áo lính
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người

Đất & Người Kon Tum

  • Người dành trọn đời cho thổ cẩm
  • Không phải vàng, bạc đá quý, cũng không phải trâu, bò, ruộng vườn, 73 năm tuổi đời, “của để dành” của ông Đep (thôn Kon Rờ Bàng 2, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum) là những tấm thổ cẩm do mình dệt nên. Những tấm thổ cẩm vượt thời gian, mang bản sắc văn hóa truyền thống là một phần cuộc sống của chính ông - người dành trọn đời cho thổ cẩm.
  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by