• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
UBND tỉnh đối thoại với thanh niên    QUẢNG NGÃI TỔ CHỨC LỄ TRUY ĐIỆU NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG    Đoàn đại biểu tỉnh Kon Tum viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại quê nhà Quảng Ngãi    Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên tiêu biểu năm học 2024 - 2025    Định hướng xử lý các dự án đầu tư công và tháo gỡ vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát   

Xây dựng Đảng

  • Xây dựng Đảng

Văn hóa chính trị là lấy dân làm gốc

06/12/2022 06:18

Với ý nghĩa là bộ phận của văn hóa nói chung, đề cập đến sự phát triển của con người thể hiện ở trình độ hiểu biết về chính trị, trình độ tổ chức bộ máy quyền lực, văn hóa chính trị ngày càng có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người và sự phát triển của xã hội.

Mục tiêu của văn hóa chính trị không gì khác là điều hòa các quan hệ lợi ích giữa các giai cấp, phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Văn hóa chính trị là phải xây dựng tâm lý độc lập tự lực, tự cường cho dân tộc. Cán bộ, đảng viên phải biết và dám hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng. Đảng và Nhà nước phải xây dựng một xã hội mà mọi sự nghiệp gắn với phúc lợi của nhân dân trong xã hội, lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở.

Theo tinh thần của Người, văn hóa nói chung, văn hóa chính trị nói riêng phải lấy dân làm gốc. Gốc có vững cây mới bền.

Ở tỉnh ta, trong những năm qua, việc xây dựng văn hóa chính trị được triển khai gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; xây dựng con người Kon Tum phát triển toàn diện, hướng đến chân, thiện, mỹ, thấm nhuần tinh thần truyền thống quê hương cách mạng.

Đồng thời gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng, phát triển văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh để sớm đưa Kon Tum phát triển nhanh và bền vững.

Tỉnh ủy đã ban hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hóa, hiện thực hóa quan điểm, chủ trương xây dựng văn hóa trong chính trị, tăng cường kỷ luật của Đảng; coi trọng xây dựng văn hóa từ trong Đảng và bộ máy Nhà nước.

 
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa nói chung và văn hóa chính trị nói riêng phải lấy dân làm gốc. Ảnh: S.C

 

Với quan điểm, văn hóa, đạo đức và lối sống lành mạnh phải được thể hiện trước hết trong mọi tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể, trong cán bộ, công chức, viên chức, trong từng đảng viên, hội viên, Tỉnh ủy đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, gắn với Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW. Tăng cường công tác quản lý đảng viên. Đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu với quan điểm chức vụ càng cao càng phải gương mẫu. Kịp thời rà soát, sàng lọc, kiên quyết đưa ra khỏi hàng ngũ của Đảng những đảng viên không còn đủ tư cách, vi phạm nghiêm trọng về đạo đức, lối sống.

Đẩy mạnh xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ, quy chế văn hóa công sở, cải cách thủ tục hành chính, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước.

Tuy nhiên, kết quả việc xây dựng văn hóa trong chính trị còn chưa tương xứng. Tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, biến chất trong một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn còn, làm giảm niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương.

Văn hóa chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ giữ vị trí chủ chốt tại các cơ quan, đơn vị còn một số hạn chế. Một bộ phận cán bộ, đảng viên bản lĩnh chính trị thiếu vững vàng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Đặc biệt, tình trạng lợi dụng, lạm dụng quyền lực chính trị được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó đang xảy ra. Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý thiếu gương mẫu, uy tín thấp, năng lực, phẩm chất chưa ngang tầm nhiệm vụ, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa, vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm.

Trong nhiệm kỳ 2015-2020, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp đã xem xét xử lý kỷ luật 21 tổ chức đảng (tăng 16 tổ chức đảng so với nhiệm kỳ 2010-2015); cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp đã xem xét thi hành kỷ luật 887 đảng viên (tăng 381 đảng viên so với nhiệm kỳ 2010-2015).

Từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp đã xem xét kỷ luật một số tổ chức đảng, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt ở địa phương.

Thực tế nêu trên cho thấy, việc xây dựng văn hóa chính trị ở tỉnh Kon Tum còn nhiều thử thách, đòi hỏi phải có sự quyết liệt hơn nữa trong việc triển khai thực hiện các quy định, giải pháp, đồng thời thực hiện việc kiểm tra cũng như xử lý, loại bỏ các yếu tố, các phần tử không phù hợp, suy thoái ra khỏi hệ thống.

Trong đó, quan tâm xây dựng văn hóa chính trị; động cơ phấn đấu rõ ràng, có ý thức chính trị trong các hoạt động, có lối sống chuẩn mực, có tâm thế rèn luyện liên tục về tư cách, đạo đức ở cán bộ, đảng viên, quần chúng.

Chú trọng ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Chấn chỉnh, uốn nắn các biểu hiện lệch lạc trong ứng xử, trong sinh hoạt, lối sống, thái độ của cán bộ, đảng viên, nhất là đặt trong mối liên hệ với nhân dân, nhằm tránh tạo ra sự cách biệt lớn giữa cán bộ, đảng viên và quần chúng, nhân dân.

Chú trọng vấn đề văn hóa chính trị với các biểu hiện cụ thể ở từng cấp ủy đảng, từng đảng viên, như về lý tưởng cách mạng, nhận thức về một số vấn đề trong Đảng, về tình hình thời sự trong nước và thế giới, về thông tin, quan điểm sai trái liên quan đến vai trò lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, về các biểu hiện tâm trạng, dư luận.

Xây dựng văn hóa chính trị đang trở thành một yêu cầu bức thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng, tác động mạnh mẽ và quyết định đến thắng lợi của cách mạng, góp phần củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN.

Quá trình xây dựng văn hóa chính trị cần xác định yêu cầu trước hết và trên hết là “lấy dân làm gốc”, như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sông Côn

   

Các tin khác

  • Bộ máy mới cần được vận hành với tư duy mới
  • Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ nữ
  • Sở Tư pháp: Lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh lấy ý kiến trực tiếp đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
  • KẾT LUẬN 155-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
  • Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị: Mở ra cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ, nhóm yếu thế, đồng bào DTTS
  • Nghị quyết 57 và vận hội mới cho nông nghiệp
  • Để đào tạo lớp người mới phát triển toàn diện
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
  • Hội LHPN tỉnh lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thông cáo báo chí số 21, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Huyện Kon Plông tổ chức Lễ viếng, truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ
  • Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Sâm đối thoại với các hộ dân tại xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum
  • Ngăn chặn kịp thời tình trạng lạm dụng trục lợi quỹ BHYT
  • UBND tỉnh đối thoại giải quyết kiến nghị với các hộ dân tại xã Hoà Bình, thành phố Kon Tum
  • Sức sống mới từ một Cuộc vận động - Bài 4: “Thay da đổi thịt” nhờ đổi thay
  • Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch
  • Phát triển vùng nguyên liệu mía và chanh dây gắn với chế biến

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Tình cha mang sắc xanh áo lính
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người

Đất & Người Kon Tum

  • Suối Đăk Lôi níu chân du khách
  • Một buổi trưa nắng nóng cuối tuần, chúng tôi tìm đến điểm du lịch cộng đồng được nhiều người nhắc đến là suối Đăk Lôi (thôn Kon Jong, xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà). Từ thành phố Kon Tum, chỉ khoảng 20 phút di chuyển bằng xe máy trên con đường bê tông phẳng lì, hai bên rợp bóng cây cao su xanh mướt, chúng tôi đã đến và được khám phá trọn vẹn vẻ đẹp nguyên sơ nơi đây.
  • Người dành trọn đời cho thổ cẩm
  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by