Khi những hạt lúa vàng ươm đã được chất đầy trong mỗi góc nhà sàn, ánh nắng cũng dần dịu trong cái se lạnh đầu đông cũng là thời điểm đồng bào Xơ Đăng ở xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô ăn Tết lúa mới truyền thống.
Tết đến gần, những vườn trồng hoa cúc trên địa bàn phường Nguyễn Trãi, thành phố Kon Tum, trở nên nhộn nhịp với hàng chục cửu vạn cùng thương lái ra vào. Năm nay, mưa thuận gió hòa, những cây hoa cúc nở đúng dịp Tết, giá cả cũng ổn định, do vậy các nhà vườn trồng hoa ở đây đều vui mừng vì được mùa, được giá.
Với người Gia Rai ở làng Chốt (thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy), đàn T’rưng là nhạc cụ quen thuộc gắn bó mật thiết trong đời sống sản xuất, sinh hoạt văn hóa tinh thần của dân làng. Mọi người không chỉ sử dụng đàn T’rưng trong các dịp lễ hội mà còn sử dụng ở nương rẫy để bảo vệ mùa màng trước muông thú và để giao lưu trong cộng đồng, phục vụ các sinh hoạt văn hóa, sau một ngày lao động vất vả.
Vào những ngày cuối năm, khi ruộng rẫy đã thu hoạch xong, kho lúa đã đầy, người Ca Dong (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) tại xã Đăk Ring, huyện Kon Plông lại tất bật chuẩn bị đón lễ hội lớn nhất trong năm– Tết Khỉ. Cũng giống như Tết Nguyên đán, Tết Khỉ đối với người Ca Dong đánh dấu một năm cũ qua đi, năm mới đã đến cùng những ước nguyện tốt lành.
A Đông, dân tộc Xơ Đăng (nhánh Sơ Đrá), hiện cư trú tại làng Đăk K’đêm, xã Đăk Ui (huyện Đăk Hà) luôn đau đáu, trăn trở với việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc. Nhiều năm qua, anh không ngừng nỗ lực truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ và góp công vào duy trì việc tổ chức các lễ hội truyền thống để di sản văn hoá của dân tộc mình không bị mai một.
Đã có lúc, nghề đan lát tưởng chừng mai một, thế nhưng, bằng tình yêu, sự trăn trở với nghề, những người già ở làng Đăk Tiêng Ktu, xã Đăk La, huyện Đăk Hà đã vận động người dân giữ gìn và truyền lại nghề cho lớp thanh niên. Trải qua những “nốt trầm”, giờ đây, nghề đan lát dần được tiếp nối, các sản phẩm thủ công từ tre, nứa được nhiều người ưa chuộng, đem lại thu nhập.
Nhiều năm qua, nghệ nhân A Pheh (61 tuổi) ở làng Kon Klor, phường Thắng Lợi (thành phố Kon Tum) không ngừng học hỏi, tận tâm truyền cho lớp trẻ tình yêu và lòng khát khao giữ gìn bản sắc văn hóa cồng chiêng truyền thống của dân tộc Ba Na…
Đã có những bài viết khắc họa về một A Thăk (làng Ba Cheng, xã Đăk Long, huyện Đăk Hà) đam mê văn hóa dân gian, nhiệt tình truyền dạy cồng chiêng... Dưới góc độ của bài viết này, tôi xin được nhìn ông với tư cách người nghệ sĩ nặng nghĩa tình với văn hóa dân tộc Ba Na.
Người dân làng Đăk Rơ Chót (xã Đăk La, huyện Đăk Hà) từ lâu đã nổi tiếng với truyền thống yêu nhạc, mê chiêng. Nơi đây ngoài những tay chiêng nam, còn có một đội chiêng nữ với lối đánh và phong cách chơi riêng, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của người Ba Na nơi đây.
Ở thôn Kon Trang Long Loi (thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà) có Câu lạc bộ Văn hóa dân gian của người Rơ Ngao (một nhánh của dân tộc Ba Na) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh chọn là Câu lạc bộ Văn hóa dân gian điểm. Nơi đây, các nghệ nhân đã và đang nỗ lực lưu truyền, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình.
Tọa lạc ở số 505, đường Nguyễn Huệ, phường Thống Nhất (thành phố Kon Tum), quán cà phê mang tên The Valley Coffee (Thung lũng cà phê) nổi bật với ngôi nhà sàn to lớn và nhân viên phục vụ đều là người DTTS. Chủ nhân của quán cà phê độc đáo này là anh Nguyễn Đức Trung (sinh năm 1977)- người có sở thích kinh doanh du lịch và đam mê văn hóa truyền thống của các dân tộc sinh sống lâu đời trên địa bàn tỉnh.
Vườn Quốc gia Chư Mom Ray - Di sản thiên nhiên ASEAN không chỉ nổi tiếng với sự đa dạng sinh học cao, nhiều cảnh quan thiên đẹp như các thác nước, hang động... mà còn có đồng cỏ tự nhiên rộng trên 10.000ha ở Ya Book- nơi sinh trưởng của nhiều loài động vật, nhất là thú móng guốc. Đây được xem như “thảo cầm viên” thiên tạo hiếm có và còn là nơi lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử, có thể khai thác để đẩy mạnh phát triển du lịch. Tuy nhiên, tiềm năng này vẫn đang còn bỏ ngỏ.
Đến làng Kon Trang Long Loi (thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà), không khó để hỏi thăm đường đến nhà nghệ nhân A Thui (sinh năm 1958) bởi sự nổi tiếng của ông. Không chỉ có khả năng chơi và sáng chế được nhiều loại nhạc cụ, nghệ nhân A Thui còn là người thầy dạy nhạc tâm huyết với thế hệ trẻ.
Dưới mái nhà rông vang lên những giai điệu trầm bổng của chiêng, cồng. Dân làng Vi Choong (xã Hiếu, huyện Kon Plông) hân hoan múa xoang, uống rượu ghè mừng ngày hội chung của làng. Với họ, cồng chiêng là tiếng nói, là tâm hồn, là một phần thiết yếu không thể thiếu trong cuộc sống. Bởi vậy, dù đời sống còn nhiều gian nan, khó khăn, song tiếng cồng chiêng vẫn luôn rộn rã, thể hiện tinh thần lạc quan, hiền hòa, nỗ lực vượt gian khó vươn lên của bà con ở vùng Đông Trường Sơn.
Đến hôm nay, tôi đã gắn bó với Kon Tum hơn 28 năm. Chẳng biết “kiếp trước” mình có duyên nợ với mảnh đất Kon Tum này hay không, nhưng trong tâm tưởng, tôi sẽ gắn bó với nơi này cho đến hết cuộc đời.
Người dân thôn Kon Sờ Lạc 2 (xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy) yêu quý và kính trọng nghệ nhân Y Gar (64 tuổi) bởi bà không chỉ là một người có uy tín tại địa phương mà còn rất tâm huyết trong gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Ba Na (nhánh Jơ Lâng).