Đã có nhiều thông tin cảnh báo về hàng may mặc của Trung Quốc không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và tác hại của nó, nhưng hiện nay, các sản phẩm này tràn ngập thị trường...
Có người bạn tôi, một người thành đạt ở thành phố lớn náo nhiệt phương Nam, có lần ghé thăm đã thốt lên: Cho tao ở lại đây đi, tao đổi hết những gì có ở nơi tao sống. Ở đây sao mà bình yên, thanh thản quá đi.
Hiện nay, nhiều người xem facebook như “người bạn” thân thiết nên việc cập nhật hình ảnh và trạng thái trên facebook thường xuyên đã trở thành thói quen không thể thiếu. Có người còn thú nhận đã “nghiện” facebook từ lúc nào không biết. Nhiều người còn rơi vào “thảm họa” của facebook bằng việc chụp ảnh mọi lúc, mọi nơi để chia sẻ trên trang cá nhân của mình.
Nếu kơ-nia được biết đến do hình dáng hùng vĩ độc đáo của nó thì pơ-lang được yêu thích từ màu hoa đỏ thắm diễm lệ giữa ngàn xanh. Nếu ví kơ-nia là biểu tượng sức mạnh vạm vỡ của các chàng trai Tây Nguyên, thì pơ-lang chính là biểu trưng cho vẻ đẹp mặn mà khoẻ khoắn của những cô gái yêu kiều xứ núi.
Khi diều bay cao, các em thay nhau cầm và cùng dõi theo cánh diều bay lượn trên trời cao, cùng tranh nhau áp tai vào dây diều để nghe tiếng gió thổi xì xào. Cảm giác thật thú vị!
Bán tất cả thứ cần mua và mua tất cả thứ cần bán, những người buôn hàng “hai sọt” này thực sự đã trở thành cầu nối trao đổi, lưu thông hàng hóa ở vùng sâu vùng xa, vùng giao thông đi lại còn nhiều khó khăn...
Đổ xổ hay còn gọi là hàng si (hàng si đa) là những mặt hàng quần áo, giày dép, túi xách… bán với giá cả khá thấp và luôn được những người có sở thích “săn” hàng độc, rẻ yêu thích, tin dùng… Hàng xổ vì thế cũng bày bán ngày càng nhiều, tuy nhiên, xung quanh việc buôn bán, sử dụng loại hàng này cũng còn nhiều điều phải bàn.
Nằm trong lòng phố thị Kon Tum, giữa những ngôi nhà cao tầng san sát ở đường Trần Hưng Đạo, “xóm lưới” vẫn giữ được nếp sống bình dị, mộc mạc với nghề đan chài, lưới hơn 60 năm nay, kể từ khi một số cư dân từ Bình Định đến đây lập nghiệp, dựng nghề. Bây giờ, tuy nghề không mang lại thu nhập khá nhưng để không mai một, một số gia đình ở “xóm lưới” vẫn cố giữ nghề truyền thống…
Tây Nguyên tháng Bảy, mưa sụt sùi cả ngày, nhõng nhẽo như con gái mới lớn, khó chiều. Nhưng có lúc, ngày lại chợt hồng nắng, trời trong veo như đôi mắt trẻ con khát sữa đang miết áo mẹ. Ấy là lúc Tây Nguyên chính thức sang mùa…
Khi những cơn mưa kéo dài nhiều ngày thấm ướt cánh rừng thì từ các thân cây le già trên các triền núi lại nhú lên những chồi măng đầy sức sống. Với người dân Kon Tum – măng chính là “lộc” của núi rừng ban tặng.
“Ai nhôm nhựa bán đi. Ai ve chai, đồng nát bán đi…”- tiếng rao của những người làm nghề thu mua phế liệu dường như quá quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta...
Dù Chiến thắng Đăk Tô –Tân Cảnh đã cách đây 53 năm, nhưng vẫn còn đây Tượng đài Chiến thắng vươn lên trời xanh. Và ngày ngày, nơi máu xương cha anh đã đổ luôn có những thương yêu đang mãi đắp bồi.