Ảnh hưởng của cơn bão số 2, số 3 rồi lại đến cơn bão số 4, hơn 10 ngày nay, tại các mặt trận tình nguyện, trời mưa dầm dề. Thế nhưng, vượt qua tất cả những khó khăn, bất tiện của thời tiết, các chiến sĩ tình nguyện vẫn hăng hái làm các phần việc thiết thực, chung sức giúp đỡ bà con xây dựng nông thôn mới.
Ba lô trên vai, dao cuốc làm bạn, hết ngày dài đến đêm thâu, họ lặng lẽ làm bạn với núi rừng, sông suối thâm u, thăm thẳm nơi đất khách quê người. Bước chân của họ đã in khắp các nẻo rừng ở 3 tỉnh Nam Lào và tỉnh Rattanakiri (Campuchia) để thực hiện nghĩa cử thiêng liêng: Tìm đồng đội và đưa các anh về với Tổ quốc. Họ là những người lính K53...
Ở thôn Trung Thành, xã Vinh Quang (thành phố Kon Tum), tổ hòa giải hầu như không có việc làm; hơn 50% hộ dân là hộ khá, giàu dù chủ yếu làm nghề nông. Và cũng chính ở thôn Trung Thành, bà con tự hào là thôn đầu tiên của tỉnh đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc.
Tháng 7 về Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Ngọc Hồi và Đăk Hà, chúng tôi cùng những người cán bộ quản trang thắp nén hương cho các phần mộ liệt sĩ đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến, thống nhất đất nước. Lặng yên giữa không gian trang nghiêm nơi đây, chúng tôi đã được nghe các cán bộ quản trang kể nhiều câu chuyện cảm động .
Mặc dù đã 102 tuổi, nhưng ông Nguyễn Trọng Vĩnh hãy còn dáng dấp quắc thước, minh mẫn. Ông tiếp chuyện thân thiện, cởi mở, pha chút hài hước, dí dỏm của người thông minh, lão thực.
Kon Tum là một vùng đất có nhiều hệ thống sông, suối và rất nhiều thôn làng của vùng đất này gắn liền với sông nước. Những bến nước, con đò cũng là nơi neo đậu tâm hồn cho mỗi người dân nơi đây. Trong những bến nước đó, có bến đò Đăk Mar- nơi đi về của người dân làng Kon Gung và Đăk Mút.
Nhiều loài khỉ, vượn quí hiếm có tên trong sách đỏ và nhiều loài động vật khác đã được đưa về đây trong tình trạng chờ chết hoặc thương tích đầy mình, được những cán bộ của Vườn tận tình chăm sóc, cứu sống. Khi thương tích lành, chúng được thả về rừng…
Ươm mầm tình yêu trong lửa đạn, vượt qua biết bao chông gai, thử thách, ông Lại Hợp Phường và bà Trần Thị Hạnh (hiện ở khối 3, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô) đã làm nên một thiên tình sử đẹp….
Giữa đại ngàn Chư Mom Ray hùng vĩ, họ không quản ngại khó khăn, cần mẫn ngày đêm bảo vệ từng con thú, từng cây rừng, từng thảm thực vật, gìn giữ nguồn gien... để các loài động vật, thực vật được sống và phát triển tự nhiên. Họ là những cán bộ ở Vườn quốc gia Chư Mom Ray…
Sau hơn nửa ngày xe, xã Ngọc Linh (huyện Đăk Glei) hiền hòa đã hiện ra trước mắt chúng tôi. Giữa trập trùng mây trắng, những đồng ruộng bậc thang xanh xanh, vàng vàng theo dải nắng, tỏa mùi thơm dịu nhẹ, khiến mọi mệt mỏi như tan biến. Ngọc Linh đẹp huyễn hoặc, làm cả đoàn người cứ ngỡ như mình đang đứng trước một bức tranh.
Làm việc như con thoi, các điều dưỡng viên chấp nhận mất ăn mất ngủ để lo cho sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Thế nhưng, không phải lúc nào họ cũng nhận được sự cảm thông, sẻ chia; không ít lần điều dưỡng viên bị bệnh nhân, người nhà la mắng, thậm chí lăng mạ...
Mặc dù bị thương tật và hiện đang bị bệnh, nhưng khi tâm sự với tôi, chị Y Buông- nữ Anh hùng lực lượng vũ trang ở thị trấn Đăk Tô (huyện Đăk Tô) lúc nào cũng cười tươi. Chị như con chim chơ rao của núi rừng Tây Nguyên...
Dù đời sống kinh tế còn khó khăn nhưng bà con xã Đăk Pne (huyện Kon Rẫy) vẫn không đổi những bộ chiêng của mình để lấy bất kì giá trị vật chất nào. Với họ, những bộ cồng chiêng mang giá trị tinh thần to lớn, họ tự hào giữ gìn như vật báu.
Trong hành trình ly hương, lập nghiệp, nhiều người con “xứ nẫu” đã đưa nghề làm bánh tráng lên Kon Tum và lâu dần hình thành một làng nghề ngay ở xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum. Và cho đến nay, dù thông thương đã thuận lợi nhưng thay vì lấy bánh tráng từ Bình Định chuyển lên, nhiều người dân vẫn ghé vào nơi đây chọn mua những ràng bánh tráng vừa có vị đồng đất từ hạt gạo, củ mì Kon Tum vừa giữ được hương sắc của quê nhà.
Thật hiếm, khi đang trên đường Trần Hưng Đạo giữa thành phố Kon Tum nhộn nhịp, tôi lại nghe được tiếng búa đe chan chát vang lên từng hồi đều đặn. Một lò rèn giữa lòng phố thị vẫn đang đỏ lửa. Ông Đỗ Huệ đã theo nghề rèn được hơn 40 năm và ông cũng là người cuối cùng trong dòng họ có tới 4 đời theo nghề này.
Những chiếc máy đào gầm rú trên đồi, những chiếc xe tải chở đất sét hối hả lui tới, những lò gạch trái phép hoạt động ngày đêm tại Khu sản xuất gạch ngói Thanh Trung, phường Ngô Mây (thành phố Kon Tum). Khó có thể tính được mỗi ngày có bao nhiêu khối đất sét bị đào móc trái phép từ những quả đồi xung quanh...
Với người dân làng Lung Leng, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, thuyền độc mộc không chỉ là phương tiện giúp người dân đánh bắt cá, mà còn là người bạn thân, cùng các vận động viên trong làng đem về nhiều giải cao trong những ngày hội đua thuyền.
Đất trời chuyển mùa, trên những hàng mai anh đào ở Kon Plông, búp hoa chúm chím “cười”, lộ “má lúm màu hồng” thẹn thùng, e ấp. Chỉ vài hôm nữa thôi, mai anh đào sẽ “bừng tỉnh”, “nhuộm hồng” cả một khoảng trời để Kon Plông đón một năm mới ấm áp.
Cũng như mọi năm, sau vụ lúa, mì; người dân Đăk Glei bước vào một “mùa” thu hoạch mới - mùa hái đót. Với đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây, đót là “lộc” rừng giúp họ có thêm thu nhập để chuẩn bị đón tết.
Vào dịp cuối năm, dịch vụ ăn uống, đặc biệt là dịch vụ nấu ăn lưu động phát sinh rầm rộ để phục vụ nhu cầu tổ chức tiệc tùng, đình đám của các gia đình, cơ quan... Loại hình này mở rộng đã giúp cho nhiều tổ chức, cá nhân thuận lợi hơn trong việc tổ chức đám tiệc, nhưng bên cạnh sự tiện lợi đó, dịch vụ này lại luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Dù Chiến thắng Đăk Tô –Tân Cảnh đã cách đây 53 năm, nhưng vẫn còn đây Tượng đài Chiến thắng vươn lên trời xanh. Và ngày ngày, nơi máu xương cha anh đã đổ luôn có những thương yêu đang mãi đắp bồi.