• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát    6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025   

Hướng về biển đảo quê hương

Hành trình của tình yêu hướng về biển, đảo Tổ quốc

27/05/2022 06:03

Tháng 5/2022, Đoàn công tác số 7 đi thăm quân và dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1/12 Tư Chính. Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Quang, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân làm Trưởng đoàn. Tham gia chuyến công tác này tỉnh ta có 5 đại biểu do đồng chí Mai Văn Hữu - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn.

“Mỗi đoàn đại biểu đi thăm quân và dân Trường Sa đều có những thông điệp riêng của các đại biểu gửi gắm tới hải đảo. Nhưng thông điệp chung nhất vẫn là tất cả tình cảm của đất liền mang ra với biển đảo Tổ quốc” - Chuẩn đô đốc Phạm Văn Quang khẳng định trong cuộc gặp gỡ với các đại biểu trong Đoàn công tác số 7.

“Rừng núi dang tay nối lại biển xa”, như lời bài ca “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chúng tôi muốn nối liền yêu thương của người dân miền núi Kon Tum đến với biển, đảo của Tổ quốc. Đó là hải trình từ trái tim tới trái tim, với ý nghĩa lớn lao nhất là để khẳng định sức mạnh, tinh thần đoàn kết, đồng sức đồng lòng của nhân dân mọi vùng miền để khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam.

Trong hải trình cùng Đoàn công tác số 7, chúng tôi đã tới thăm quân, dân trên các đảo Trường Sa, Đá Thị, Sinh Tồn Đông, Tốc Tan C… và Nhà giàn DK1/12 Tư Chính. Mỗi hòn đảo như khúc ruột Tổ quốc giữa mênh mông đại dương, trong đó đảo Trường Sa Lớn được ví như trái tim của biển, đảo Việt Nam. Mỗi đảo, điểm đảo như một pháo đài sừng sững kiên trung giữa biển Đông, tạo thành lá chắn bảo vệ sườn phía Đông và phía Nam của Tổ quốc. Trong lòng chúng tôi tràn đầy niềm tự hào cùng tinh thần dân tộc trước biển trời của Tổ quốc. Biển, đảo đã trở thành một phần máu thịt của người dân Việt Nam. Biết bao máu xương, công sức, mồ hôi, nước mắt của các thế hệ người Việt đã đổ xuống để xác lập quản lý và bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền các đảo trên biển Đông.

Đến thăm các đảo, điểm đảo, nhà giàn DK, mới cảm nhận trọn vẹn được vẻ đẹp của lí tưởng, sức sống mãnh liệt và bản lĩnh kiên cường của người lính nơi đây. Những cán bộ chiến sĩ, nhân dân trên đảo Trường Sa sống trong nắng gió và bão tố, thiếu thốn trăm bề, vậy mà họ vẫn mạnh mẽ, hiên ngang, ngày đêm chắc tay súng, giữ vững chủ quyền biển trời thiêng liêng của Tổ quốc. Các chiến sĩ Trường Sa vẫn đứng hiên ngang giữa bão tố phong ba để canh giữ từng mỏm đá, từng bãi san hô, giữ cho những ngọn hải đăng luôn sáng để thắp sáng cho chân lý chủ quyền là bất khả xâm phạm.

Tặng quà cán bộ, chiến sĩ đảo Tốc Tan C. Ảnh: VNĐ

 

Gặp nhau tay bắt, mặt mừng, thăm hỏi, chúng tôi trao gửi cho đơn vị những món quà của địa phương Kon Tum, trao gửi cho người lính những lời hỏi thăm, động viên, những tâm tình thấm đẫm tình yêu và sự cảm phục với người lính đảo. Có lẽ giữa bốn bề của biển cả chúng ta mới thấy hết cái quý giá của những giọng nói, nụ cười, của những lời động viên chia sẻ từ đất liền, bởi những người chiến sĩ ngoài đảo rất thiết tha với tình cảm và hơi ấm của đất liền. Trong âm vang biển khơi luôn có tiếng cười đồng đội, có tình quân dân nồng ấm thân thương, có những lời ca tiếng hát trong những buổi giao lưu văn nghệ, có sự chia sẻ và niềm tin vào sự vững bền của chân lý chủ quyền, của những giá trị thiêng liêng cao cả. Trường Sa luôn đầy ắp nghĩa tình! Trường Sa không xa mà luôn ở trong tim mỗi người dân đất Việt.

Giữa những đảo nổi, đảo chìm chỉ có biển xanh mênh mông vô tận, chỉ có gió, bão tố, nắng nóng…, thế nhưng, chúng tôi rất bất ngờ khi chứng kiến màu xanh của hoa trái, những cây bàng vuông, cây phong ba, những vạt rau xanh, những chậu hoa như đang vươn dậy với sức sống mãnh liệt giữa sóng cồn bão giật. Đó chính là sức sống và vẻ đẹp của Trường Sa được tạo nên từ nghị lực vượt khó, từ sự cần mẫn chăm chút của người lính cho màu xanh của đảo. Thiếu tá Nguyễn Bá Đức - Chính trị viên đảo Đá Thị chia sẻ: “Để đẩy mạnh tăng gia sản xuất, hằng năm, lãnh đạo các cấp hỗ trợ các loại giống rau, phân bón được đưa từ đất liền ra để hình thành nên những vườn rau trên đảo, góp phần bảo đảm lượng rau xanh cho bữa ăn của bộ đội. Những vườn rau này rất có ý nghĩa, cả về mặt vật chất và tinh thần. Hằng ngày, sau những giờ huấn luyện, bộ đội tiến hành chăm sóc vườn rau, vừa để thư giãn, đồng thời cũng tạo thêm mối quan hệ mật thiết hơn giữa các chiến sĩ và tạo thêm cảm xúc về mối liên hệ giữa đất liền với đảo”.

Trên quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1 hôm nay, các đại biểu trong Đoàn công tác rất phấn khởi, vui mừng khi chứng kiến cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân dần được cải thiện đáng kể. Các cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư và nâng cao như đường sá, nhà cửa, các công trình văn hóa, thư viện, tủ sách, điện gió, máy lọc nước..., góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần quân và dân nơi đây. Điều đó cho thấy sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước, Quân đội và sự quan tâm của đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương trong cả nước dành cho biển đảo, nơi tuyến đầu của Tổ quốc.

Đến thăm, gặp gỡ, động viên cán bộ, chiến sĩ trên các đảo, điểm đảo, nhà giàn, Đoàn công tác cũng đã bày tỏ những tâm tư, nguyện vọng với công tác hướng về chủ quyền biển, đảo của đất nước. Phát biểu trước cán bộ chiến sĩ tại đảo Tốc Tan C, đồng chí Mai Văn Hữu - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy chia sẻ: “Với cương vị, trọng trách của mỗi thành viên trong Đoàn công tác, chúng tôi sẽ luôn cố gắng gắn bó, đồng hành cùng các đồng chí, tiếp tục tham mưu với Đảng và Nhà nước để phát huy sức mạnh tổng hợp của các địa phương trong cả nước hướng về biển đảo, hướng về Trường Sa, chung tay bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc”.

Hải trình đến với quần đảo Trường Sa là hành trình của trái tim, kết nối và lan tỏa về tình yêu biển đảo. Khép lại hành trình nhưng tình yêu biển, đảo, tinh thần người lính, những kỉ niệm về một Trường Sa anh dũng, nghĩa tình sẽ luôn sống mãi trong trái tim chúng tôi. Xin mãi khắc ghi lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”!             

Vũ Ngọc Đức

   

Các tin khác

  • Tự tình với biển
  • Thanh xuân gửi lại Trường Sa
  • Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển
  • Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng- Kỳ III: Thiêng liêng lời thề giữa trùng khơi
  • Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ II: “Hòn ngọc” xanh giữa biển Đông
  • Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ I: “Gieo” chữ nơi đầu sóng
  • Quần đảo Trường Sa - một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc
  • Thiêng liêng Lễ chào cờ ở Trường Sa
  • Chùm ảnh: Xanh hóa Trường Sa
  • Thăm “thủ đô” huyện đảo Trường Sa
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Khởi tố đối tượng lừa “chạy án” chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng
  • Công bố và trao quyết định nghỉ hưu trước tuổi cho 8 cán bộ
  • Bộ Quốc phòng triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số" trong Quân đội
  • [INFOGRAPHIC] Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X: Thiếu nhi Việt Nam vững bước tiến vào kỷ nguyên mới
  • Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho CB,CC,VC khi sắp xếp tổ chức bộ máy
  • Triển khai nghiêm túc và hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Nhọc nhằn đi lại vì đường hư hỏng, xuống cấp

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by