• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Trao tặng Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng cho đảng viên Sô Lây Tăng    Hội nghị quán triệt và triển khai Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị    Sơ kết 1 năm học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh    Lãnh đạo tỉnh tiếp Tổng lãnh sự Hà Lan tại Thành phố Hồ Chí Minh    Giao lưu người có uy tín trong đồng bào DTTS dọc tuyến biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia   

Hướng về biển đảo quê hương

Những thầy thuốc ở Trường Sa

02/08/2020 06:22

Ở quần đảo Trường Sa, mặc dù điều kiện, trang thiết bị còn thiếu thốn nhưng các y, bác sĩ nơi đây vẫn luôn nỗ lực không ngừng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, giúp cán bộ, chiến sĩ ở các đảo và ngư dân yên tâm bám biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Trong lần tác nghiệp ở Trường Sa, tôi có dịp ghé thăm Bệnh xá trên đảo Phan Vinh. Bệnh xá tuy nhỏ nhưng một số loại thuốc thông thường cùng trang thiết bị cơ bản, đáp ứng yêu cầu cấp cứu, khám và điều trị bệnh cho cán bộ, chiến sĩ  đóng quân trên đảo và cứu chữa ngư dân đánh bắt trên biển bị tai nạn hay đau ốm đột ngột… Dù điều kiện còn thiếu thốn, nhưng đội ngũ y, bác sĩ của Bệnh xá luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm của người thầy thuốc và người lính, đoàn kết, chủ động khắc phục khó khăn, không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, sử dụng tốt các trang thiết bị hiện có, đảm bảo cấp cứu, điều trị an toàn cho chiến sĩ và ngư dân gặp nạn…

Trò chuyện với chúng tôi, thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng - Bệnh xá trưởng đảo Phan Vinh chia sẻ: Trong thời gian qua, hầu hết các ca mà Bệnh xá tiếp nhận, cứu chữa chủ yếu là ngư dân. Các ngư dân trong quá trình đánh bắt hải sản thường bị sốt, giảm áp do lặn sâu, chấn thương do tai nạn và viêm ruột thừa, đau bụng... Đội ngũ y, bác sĩ của Bệnh xá đã cấp cứu kịp thời, điều trị thành công một số trường hợp ngư dân bị tai nạn, bị bệnh đột xuất.

Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng đang khám cho chiến sĩ trên đảo Phan Vinh. Ảnh: Đ.T

 

Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng nhớ lại: Cuối năm 2019, Bệnh xá nhận được thông tin ngư dân Phạm Một (quê Quảng Ngãi) đang hoạt động đánh bắt cá ở khu vực đảo Tiên Nữ thì không may gặp nạn. Ngư dân được sơ cứu tại đảo Tiên Nữ rồi đưa về đảo Phan Vinh điều trị. Trong gần 1 tháng từ khi gặp tai nạn, sau nhiều nỗ lực của đội ngũ y, bác sĩ, ngư dân Phạm Một hoàn toàn bình phục và trở về đất liền. Sau này, mỗi lần đi đánh bắt gần đảo, ngư dân này đều ghé thăm đảo, gửi những món quà từ đất liền và bày tỏ lòng biết ơn các y, bác sĩ.

Không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ trên đảo, hàng năm, đội ngũ y, bác sĩ Bệnh xá đảo Phan Vinh còn làm tốt công tác sơ cứu, điều trị và cấp thuốc miễn phí cho các ngư dân.

Bác sĩ tàu Khánh Hòa – 01 siêu âm cho chiến sĩ. Ảnh: ĐT

 

Cùng với hoạt động khám chữa bệnh của các bệnh xá tại đảo, thì hiện nay, Hải quân nhân dân Việt Nam sử dụng một tàu hiện đại như “bệnh viện di động” trên biển. Đó là tàu Khánh Hòa 01 thuộc Hải đội 411, Vùng 4 Hải quân. Ngoài nhiệm vụ vận tải chở quân, chuyển lương thực thực phẩm, nước ngọt cho các đảo, nhà giàn DK1 và ngư dân, tàu Khánh Hòa-01 còn có đầy đủ trang thiết bị khám chữa bệnh như một bệnh viện thu nhỏ.

Tàu có hệ thống thông tin liên lạc và họp trực tuyến qua vệ tinh, có 9 phòng chức năng với 19 giường bệnh cùng nhiều trang thiết bị hiện đại như hệ thống buồng chữa bệnh giảm áp, máy siêu âm 4 màu, máy thở, máy sốc tim, máy tạo ôxy, máy rửa dạ dày tự động, điện tim, nội soi, xét nghiệm máu 18 thông số… Để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ, đội ngũ y, bác sĩ trên tàu được đào tạo bài bản, có trình độ tay nghề cao và có nhiều năm kinh nghiệm đi biển.

Đại úy Trần Văn Ngọc, y sĩ tàu Khánh Hòa - 01 kiểm tra các thiết bị y tế trong phòng Hồi sức – Cấp cứu. Ảnh: ĐT

 

Đại úy Trần Văn Ngọc - y sĩ của tàu Khánh Hòa 01 cho biết: Quá trình khám, chữa bệnh trên tàu khác với ở đất liền vì ảnh hưởng bởi sóng, gió. Tuy vậy, kíp lái tàu và y, bác sĩ trên tàu luôn phối hợp nhịp nhàng, sẵn sàng cấp cứu, khám và điều trị cho nhiều chiến sĩ và ngư dân cùng một lúc.

Theo đại úy Ngọc, từ khi được hạ thủy và đi vào hoạt động từ năm 2013 đến nay, tàu Khánh Hòa 01 đã cấp cứu và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho hàng trăm lượt ngư dân bị bệnh, bị tai nạn trên biển và có nhiều ca bệnh nặng đã được đội ngũ y, bác sĩ cứu chữa kịp thời và chuyển về tuyến trên an toàn.

Thượng tá Nguyễn Đức Độ - Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146, đơn vị đang trực tiếp quản lý vùng biển, đảo Trường Sa cho hay: Toàn thể cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ ở quần đảo Trường Sa nói chung và các chiến sĩ trên tàu Khánh Hòa 01 nói riêng luôn xác định cứu hộ, cứu nạn là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu. Vì vậy, thời gian qua, đội ngũ cán bộ, y bác sĩ trên đảo và trên tàu Khánh Hòa 01 đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho cán bộ chiến sĩ trên quần đảo ở Trường Sa và cứu hộ cứu nạn, sơ, cấp cứu, cấp thuốc miễn phí giúp ngư dân tự tin, yên tâm bám biển, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc…        

Đức Thành

   

Các tin khác

  • Tuyên truyền biển, đảo và khởi công xây nhà tình nghĩa tại huyện Kon Plông
  • Nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tuyên truyền biển, đảo năm 2022
  • Ký kết chương trình tuyên truyền biển, đảo năm 2022
  • Trao tặng cán bộ, chiến sĩ Trường Sa ấn phẩm báo Xuân Nhâm Dần 2022
  • Dấu ấn trong công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo
  • Kỷ niệm tác nghiệp ở Trường Sa
  • Vững vàng nơi đảo xa
  • Canh giữ vùng trời Trường Sa
  • Khoảnh khắc Trường Sa
  • Bồi đắp tình yêu biển, đảo quê hương
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Ngọc chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức làm khoa học
  • Hiệu quả từ học tập và làm theo lời Bác ở xã Ðăk Tăng
  • Trao tặng Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng cho đảng viên Sô Lây Tăng
  • Hội nghị toàn quốc triển khai các chính sách tín dụng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP
  • Khoa học và công nghệ - động lực thúc đẩy tăng trưởng KT-XH
  • Đảng ủy BĐBP tỉnh: Sơ kết 1 năm học tập và làm theo Bác
  • Hội nghị quán triệt và triển khai Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị
  • Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 572 của Quân ủy Trung ương

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Ấn tượng hành trình “Về miền Quốc bảo”
  • Đổi thay từ Cuộc vận động
  • Chùm ảnh: Mãn nhãn với Hội thi Cồng chiêng - xoang ở huyện Kon Plông
  • Độc lạ ẩm thực của người Xơ Đăng

Đất & Người Kon Tum

  • Vang mãi tiếng rèn
  • Nhiều năm qua, ở làng Chung Tam (xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông) luôn vang lên những tiếng boong boong. Đó là tiếng phát ra từ nhà ông A Um (56 tuổi). Người dân xã Măng Ri gọi ông A Um là một thợ rèn “chính hiệu” bởi ông luôn kế thừa những kỹ năng, kinh nghiệm từ cha mình để rèn ra những lưỡi cuốc, lưỡi rựa… sắc và bền.
  • Hành trình lên đỉnh núi Chư Mom Ray
  • Người Brâu giữ gìn văn hóa truyền thống
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 345/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 29/6/2016
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by