Những ngày này, các địa phương trên địa bàn huyện Kon Plông đều đang hối hả làm đất, xuống giống gieo trồng vụ lúa mới. Bà con đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện phấn đấu hoàn thành việc sản xuất trong khung thời vụ tốt nhất với hy vọng sẽ mang về một vụ mùa thắng lợi.
Với vị trí thuận lợi, lại được thiên nhiên ban tặng cho Măng Đen những đặc sắc riêng có, vì vậy Măng Đen đã và đang là nơi có sức hút mạnh với các nhà đầu tư và khách du lịch thập phương… Đây cũng là điều kiện thuận lợi để Kon Plông phát triển.
Trên địa bàn tỉnh vẫn còn tình trạng doanh nghiệp tư vấn, tuyển dụng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài chưa đúng quy trình, quy định, làm ảnh hưởng chủ trương chung của tỉnh về tuyên truyền, khuyến khích hộ nghèo tham gia xuất khẩu lao động tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững. Do đó, ngành chức năng cần sớm vào cuộc, tăng cường kiểm tra, quản lý các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở địa phương.
Để đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, tăng năng suất và sản lượng cây trồng, vụ đông xuân vừa qua, vợ chồng anh Vũ Văn Huynh và chị Nguyễn Thị Bích ở tổ dân phố 7, thị trấn Đăk Hà (huyện Đăk Hà) đã chuyển đổi ruộng lúa sang trồng bắp. Sau hơn 3 tháng xuống giống bắp lai 989, vợ chồng người nông dân này không ngờ mình lại rơi vào cảnh khốn khó, vì bắp cho trái rất to nhưng không có hạt hoặc rất ít hạt.
Hạt giống, cây giống là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định giá trị năng suất, sản lượng của cả quá trình sản xuất. Tuy nhiên, trước sự đa dạng về chủng loại, thương hiệu, nhãn hiệu của các loại hạt giống, cây giống trên thị trường hiện nay khiến người nông dân không khỏi thấp thỏm lo lắng về chất lượng.
Hàng chục hộ dân ở xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy) có đất cho tư nhân thuê để trồng mía. Nhưng do giá mía xuống thấp, làm ăn thua lỗ nên người thuê đất trồng mía trở nên lao đao, khó có khả năng thanh toán; người dân có đất cho thuê cũng khốn đốn theo...
Đồ gia dụng là mặt hàng không thể thiếu trong mỗi gia đình, ngành hàng này ngày càng có sức tiêu thụ cao trong cả nước nói chung và ở tỉnh ta nói riêng. Nếu như trước đây, chiếm lĩnh thị trường đồ gia dụng là các mặt hàng có xuất xứ Trung Quốc,Thái Lan... thì mấy năm gần đây, các mặt hàng mang nhãn hiệu Việt đang dần lên ngôi.
Cà phê là loại cây trồng chủ lực của huyện Đăk Hà, là nguồn thu chính của người dân trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, nhiều diện tích đã già cỗi, năng suất thấp nên việc đẩy mạnh tái canh cà phê được xem là hướng đi giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân…
Đã vào chính vụ thu hoạch, nhưng người trồng nghệ ở xã Vinh Quang vẫn không thể thu hoạch vì chưa tìm được đầu ra. Một số chủ vườn phải chấp nhận thu hoạch nhỏ giọt bán "lai rai" cho các chủ lò sản xuất tinh bột nghệ...
Thông qua các chính sách khuyến nông cùng với việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư, đến nay, toàn tỉnh phát triển được 17.952ha cà phê, 74.906ha cao su, 325,86ha sâm Ngọc Linh…
Để hoạt động sản xuất của vụ đông xuân này được thuận lợi, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do hạn hán gây ra, huyện Đăk Hà đã và đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp phòng chống hạn cho cây trồng. Nhờ vậy, đến thời điểm này, công tác phòng chống hạn của huyện đang đạt được những kết quả khả quan.
Khi nói đến khởi nghiệp, nhiều người vẫn nghĩ đến những người trẻ. Người trẻ luôn có tư duy đổi mới, ước mơ lớn, hoài bão lớn, năng động, nhiệt huyết, sáng tạo, dám nghĩ dám làm… Dù thừa khát khao, mơ ước nhưng vì thiếu vốn, thiếu đi kinh nghiệm để “tìm một con đường, tìm một lối đi”… sẽ khiến không ít bạn trẻ chùn bước.
Ngày ngày, bằng các việc làm cụ thể, ý nghĩa, đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh đã góp sức trẻ tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ cảnh quan môi trường, phát triển kinh tế, dựng xây gia đình ấm no, quê hương thêm giàu đẹp.
Việc triển khai các mô hình chăn nuôi theo hình thức công nghiệp là hướng đi để ngành chăn nuôi phát triển và góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
Thu hút đầu tư vừa là nhiệm vụ, mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế bền vững các địa phương. Để có thể tạo sức hút thực sự trong lĩnh vực này, tỉnh Kon Tum không chỉ đảm bảo thực hiện ở mức cao nhất các quy định của Trung ương, mà còn linh hoạt vận dụng cơ chế ưu đãi đặc thù để kêu gọi, chào đón các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào địa bàn.
Cuối năm 2017, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên tỉnh phối hợp với Huyện đoàn Kon Rẫy tổ chức Chương trình Học tập mô hình sản xuất kinh doanh và kinh nghiệm khởi nghiệp năm 2017 tại mô hình chế biến dược liệu của anh Bền Chí Thịnh sinh năm 1987, trú tại thôn 3, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy.
Với ý tưởng chế biến mủ nước cao su thành mủ tờ xông khói, tạo ra khối lượng sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, 4 thanh niên nông dân trên địa bàn huyện Đăk Hà đã hợp sức, cùng nhau xây dựng cơ sở sơ chế mủ cao su tại thôn Hải Nguyên (xã Hà Mòn). Đến nay, cơ sở đang trong quá trình hoàn thiện, đến cuối tháng 4 sẽ chính thức đi vào hoạt động.
Tháng ba mùa con ong đi lấy mật, trên các khu rừng gió cuồn cuộn thổi. Cái nắng hừng hực cùng với gió cuốn làm cho thảm thực bì ở các khu rừng khô khốc. Ven rừng, người dân đang bắt đầu phát đốt nương rẫy. Tập trung bảo vệ rừng là vấn đề quan trọng hiện nay.
Để thực hiện lộ trình xoá bỏ lò gạch thủ công, khuyến khích sản xuất và sử dụng gạch không nung, những năm qua, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, người dân thực hiện mục tiêu này.
Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.