• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng    [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID   

Kinh tế

Vị đắng mật ong

03/05/2018 07:02

​Mật ong rừng là thức uống bổ dưỡng, có nhiều tác dụng chữa bệnh nên được khá nhiều người tìm mua. Nắm bắt được điều này, không ít người chạy theo lợi nhuận, sẵn sàng hô biến mật ong nuôi, mật ong nấu giả từ đường, hương liệu… thành mật ong rừng. Với đủ các chiêu lừa, nhiều người mua đã nhận phải vị đắng.

Trong chuyến đi công tác về xã Pờ Ê (huyện Kon Plông), khi về các thôn làng gặp gỡ bà con làm việc, chúng tôi hỏi thăm mua mật ong rừng. Bà con nhanh nhảu, nhà họ hết rồi nhưng có nhà người quen ở thôn khác vẫn còn đấy, giá bán 200 nghìn đồng/lít.

Tin cẩn được bà con giới thiệu, chúng tôi nhờ hẹn mua 5 lít, đưa ra ngay Quốc lộ 24 để lấy. Mất khoảng 10 phút chờ đợi, chúng tôi lấy được 5 lít mật ong như đã hẹn. Người đàn ông đưa mật ong cho chúng tôi còn nói thêm rằng, mật ong rừng hiếm lắm, lấy được tới đâu bán hết tới đó nhưng năm nay, nhà lấy được nhiều, lại có công việc nên thành thử đến tận giờ (tức là vào tháng 8, đã hết mùa mật ong) mà vẫn còn. Nghe vậy, chúng tôi không khỏi hí hửng vì mua được mật ong rừng do bà con tự tay lấy, giá cả lại chỉ bằng phân nửa so với những nơi khác.

Nhưng, niềm vui chẳng kéo dài là bao. Khi về UBND huyện Kon Plông làm việc, thấy chúng tôi xách theo can mật ong, anh bạn quen biết liền hỏi thăm. Khi biết giá cả và nếm thử mật ong, anh liền dí dỏm: Chỉ khổ cho các cô phải xách “mật đắng” đi quãng đường xa. Loại mật này mua ngay tại huyện cũng chỉ tầm 100 nghìn đồng/lít mà thôi.

Chẳng phải riêng lần đó, biết tôi hay tìm mua mật ong rừng, lần khác, một đồng nghiệp gọi điện hồ hởi: Bạn mình mới lấy được 4 lít mật ong rừng, còn sáp, xác ong đây, ngon lắm nhé, 500 nghìn đồng/lít. Nhưng chỉ còn 1 lít thôi, nhà mình lấy 3 lít rồi, ghé lên mà lấy.

Mật ong lấy về còn lẫn ít xác ong, vài miếng sáp ong khô, cả tôi và cậu bạn đồng nghiệp đều mừng vì có mật ngon, độ tin cậy cao. Nhưng rồi, toàn bộ số mật ong này chỉ sau khoảng nửa tháng đã đổi màu, đường lắng đến 2/3 chai. Lúc đó, chẳng riêng tôi mà cậu bạn đồng nghiệp nhận ra mình bị lừa. Chẳng được là mật ong nuôi, số mật mà họ quảng cáo là mật ong rừng đó thật ra được nấu từ nước đường...

Chuyện dính vị đắng từ mật ong có lẽ chẳng riêng gì chúng tôi. Có người kể, cẩn thận mua cả tổ ong về vắt mà vẫn bị giả. Chuyện là, thấy có người mang tổ ong bán ở góc đường, góc chợ, mắt thấy, tai nghe, tay sờ…, thật 100% rồi đây còn gì, liền mua về vắt. Chẳng bao lâu, đường đóng đầy chai, hỏi thăm mới biết thực ra, tổ ong đó được người bán dùng xi lanh hút mật thật ở từng hốc nhỏ ra rồi bơm mật đường vào các hốc này…

Đánh vào tâm lý sính mật ong rừng của người tiêu dùng, thời gian gần đây, không chỉ mật ong nuôi mà còn có cả loại mật giả nấu từ các nguyên liệu dễ kiếm, rẻ: đường, nước, hàn the và các loại phụ kiện khác, thời gian nấu lại chớp nhoáng… đã được đem bán đi nhiều nơi. Kiểu gọi điện thoại hoặc đến tận nhà, anh/em vừa bắt được tổ ong rừng, chỉ có vài lít thôi, còn sáp, còn ong đây, anh chị lấy nhé như cậu bạn đồng nghiệp. Kiểu bà con dân tộc thiểu số chân chất, quần áo còn lấm lem, gùi can mật ong đi dọc đường như vừa lấy về hoặc theo kiểu qua mai mối quen biết như chúng tôi từng gặp trong lần ở xã Pờ Ê. Họ đưa bán số lượng ít như vừa lấy được tổ ong từ rừng về, giá bán cao (giá thấp người khác dễ nghi ngờ), kèm theo sáp ong, con ong… ai mà chẳng tin!

Quen kiểu làm ăn chớp nhoáng, “ăn xổi ở thì” nên vào thời điểm thu mật ong như hiện nay, không lấy làm lạ khi các xe chở mật ong nuôi, mật ong nấu giả từ đường về cho bà con ở các thôn, làng vùng sâu, vùng xa “hóa phép” thành ong rừng bán với giá 400-600 nghìn đồng/lít. Thấy nguồn gốc xuất xứ cơ bản đảm bảo, chẳng mảy may nghi ngờ, mà có nghi ngờ cũng chẳng đủ khả năng để kiểm chứng nên không ít người đã móc tiền thật mua phải mật ong giả. Thậm chí, không chỉ mất tiền oan, với kiểu làm mật ong giả, kèm theo hương liệu, hóa chất…, nếu dùng số lượng nhiều còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Không để phải nhận vị đắng của mật ong, trước kiểu làm ăn thật – giả lẫn lộn khó mà kiểm soát được này, người tiêu dùng buộc phải là người tiêu dùng thông minh, tìm hiểu để biết một số cách phân biệt hoặc tìm mua ở những nơi có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Bình Toàn

   

Các tin khác

  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • Hoàn thành đầu tư xây dựng kè chống sạt lở Đăk Snghé
  • Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Hội nghị triển khai các nhiệm vụ liên quan Đề án sáp nhập tỉnh trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo
  • Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
  • Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng
  • Thầy giáo đa tài
  • An toàn là bạn
  • Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
  • Để đào tạo lớp người mới phát triển toàn diện
  • Đổi thay từ sức trẻ

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by