Sau tết, đa phần các cơ sở kinh doanh hàng hoá đều đã mở cửa buôn bán trở lại. Riêng các cơ sở kinh doanh thời trang, mỹ phẩm, mới chỉ có một số ít nơi mở cửa bán hàng, còn phần nhiều vẫn đóng cửa im lìm, lượng khách hàng mua sắm cũng rất thưa thớt.
Ngày 28/2 là hạn cuối các nhà mạng được khuyến mãi đến 50% giá trị thẻ nạp với thuê bao trả trước nên người dân trên địa bàn thành phố Kon Tum tranh thủ đi mua thẻ nạp. Vì thế, các cửa hàng bán thẻ cho các nhà mạng cũng đạt doanh thu cao hơn gấp bội so với ngày thường…
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, những năm gần đây, cuộc sống của đồng bào Brâu ở làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi có nhiều đổi thay tích cực. Từ chỗ chỉ trồng lúa, trồng mì, đến nay, hầu hết các gia đình người Brâu đều đã chuyển đổi trồng cao su, cà phê, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giảm dần tỷ lệ hộ nghèo.
Những ngày đầu xuân mới, chúng tôi về xã Xốp, huyện Đăk Glei để được tận mắt chứng kiến sự thay da đổi thịt của vùng căn cứ cách mạng. Sắc xuân nơi xã Xốp hiện ra với màu trắng của hoa cà phê, sắc tím của hoa dại nổi bật trên những sườn núi, và đặc biệt hơn là trang phục sắc màu của những thiếu nữ Giẻ Triêng.
Bằng việc huy động các nguồn lực và phát huy sức dân xây dựng nông thôn mới, nông thôn xã Tân Lập (huyện Kon Rẫy) có nhiều đổi thay và đời sống người dân ngày càng được nâng cao.
Không nhớ bắt đầu từ khi nào, nhưng nhiều năm rồi, tôi vẫn giữ được thú vui nho nhỏ của mình là xuất hành năm mới bằng một chuyến lang thang nhiều nơi để nghe, để ngắm chuyện làm ăn của "thiên hạ". Thích nhất là sà vào một bếp lửa nào đó, háo hức nghe lỏm chủ nhà và khách bàn chuyện thoát nghèo, làm giàu...
Những ngày đầu xuân này, bà con các thôn, làng của xã Đăk Năng (thành phố Kon Tum) hăng hái giải phóng mặt bằng, góp công, góp của làm giao thông nông thôn; không khí rộn ràng như ngày hội. Với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân thụ hưởng”, mỗi mùa xuân sang, những con đường nông thôn mới lại được mở ra góp phần nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội của Đăk Năng ngày càng phát triển.
Sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất, trên địa bàn tỉnh, thị trường hàng hoá, nhất là thực phẩm, rau xanh không xảy ra tình trạng khan hiếm, sốt giá như những năm trước. Tại các chợ, siêu thị, nguồn cung hàng hoá tương đối dồi dào, giá cả ổn định, nhưng sức mua vẫn còn thấp.
Bắt đầu từ ngày mùng 6 Tết, người dân vùng chuyên canh cà phê Đăk Hà rộn rã bắt tay vào tưới đợt 2 cho cà phê. Từ sáng sớm, nhiều nơi đã nghe tiếng máy nổ giòn giã, đã thấy những màn nước phun từ cột béc trắng xóa cả một vạt đồi...
Theo thông tin từ Sở Công thương, tính đến hết ngày 22/2 (tức mùng 7 tháng Giêng), 78,6% lượng hàng hoá của các doanh nghiệp tham gia dự trữ trong chương trình bình ổn thị trường dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 đã được bán ra.
Với sự đa dạng sinh học, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray được công nhận là di sản thiên nhiên ASEAN. Để bảo vệ tốt di sản thiên nhiên này, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray triển khai nhiều hoạt động tăng cường giao khoán, tạo sinh kế cho người dân vùng đệm; cứu hộ động, thực vật rừng.
Qua hơn 4 năm triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển cà phê xứ lạnh, cùng với cà phê catimor, cà phê chè TN1 xác lập vị thế cây trồng có giá trị kinh tế cho các xã ở vùng Đông Trường Sơn, giúp người dân giảm nghèo và nâng cao đời sống.
Thực hiện những chủ trương, chính sách trong sản xuất nông nghiệp, trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp ở tỉnh tiếp tục tạo sự chuyển biến tích cực trên nhiều phương diện.
Không ít người đã rời xa phố thị phồn hoa để về với đại ngàn Măng Đen hùng vĩ. Có người cho họ là “dở hơi” khi không ít người mơ ước, thậm chí tìm đủ cách để về thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh sinh sống, làm việc. Ấy vậy mà họ lại “bỏ phố lên rừng” gắn bó với Măng Đen. Và cùng với người dân địa phương, họ đang góp phần thổi luồng sinh khí mới cùng Măng Đen cất cánh…
Mùng 2 Tết, các chợ trên địa bàn thành phố Kon Tum khởi động trở lại. Người bán mở hàng lấy may cho năm mới, người mua đến chợ rinh lộc đầu năm. Mặc dù giá cả hàng hoá có nhích hơn so với ngày thường chút đỉnh nhưng không có chuyện “chặt chém” trong phiên chợ năm mới này.
Đất trời chuyển mình chuẩn bị bước sang năm Mậu Tuất. Vẫn còn rét lạnh nhưng ở huyện biên giới Ngọc Hồi những cành mai rừng đã bung nụ, khoe những cánh hoa vàng rực rỡ. Không khí Tết náo nức, rộn rã khắp các thôn làng nơi đây. Xuân mới này, niềm vui của đồng bào các dân tộc đang sinh sống nơi ngã ba biên giới như được nhân lên bội phần, bởi được hòa trong niềm vui đổi mới vượt bậc của quê hương Ngọc Hồi.
Tháng Chạp, đến các xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, chúng tôi thấy rõ nét xuân đang về. Với những thành công trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hơn bao giờ hết, mùa xuân năm nay thật sự có ý nghĩa lớn lao đối với những địa phương vừa đạt chuẩn, người dân đang tạo cảnh quan môi trường, trang điểm cho quê hương bước vào xuân.
Năm 2017 vừa đi qua, để lại trong mỗi chúng ta những dấu ấn quan trọng và rất có ý nghĩa, mặc dù phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, nhưng với quyết tâm chính trị rất cao của hệ thống chính trị trong toàn Đảng bộ, cùng với sự đoàn kết một lòng, một ý chí, quyết tâm phấn đấu vươn lên của nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh, tỉnh ta tiếp tục giữ vững nhịp độ phát triển và tăng trưởng; thu ngân sách nhà nước đạt 2.257 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay.
Có điện, cuộc sống của người dân ở những làng quê hẻo lánh như bừng sáng hơn. Điện góp phần làm thay đổi diện mạo các làng quê, nâng cao đời sống người dân, thúc đẩy sự phát triển của mỗi địa phương. Với ý nghĩa này, gác lại những tính toán về hiệu quả kinh doanh, những năm qua, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh và ngành Điện đã nỗ lực đầu tư để đưa dòng điện quốc gia về thắp sáng những làng quê nơi rừng sâu, núi cao.
Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.