Nằm ở vùng đệm Vườn quốc gia Chư Mom Ray, xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy) xanh biếc một màu của cây rừng và những rẫy mía, cao su, cà phê, bời lời, ruộng lúa. Sức sống mới đang hiện hữu trong từng con người ở nơi đây…
Ngày 13/2, Văn phòng UBND tỉnh đã ban hành công văn khẩn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Tuy sau khi cùng lãnh đạo Sở NN&PTNT, UBND thành phố Kon Tum và Công ty CP Đường Kon Tum đi kiểm tra thực tế diện tích mía bị cháy vào chiều 12/2 tại phường Nguyễn Trãi, thành phố Kon Tum.
Mỗi dịp “Tết đến xuân về”, người trồng hoa ở Măng Đen (huyện Kon Plông) lại tất bật trồng nhiều loại hoa vốn dĩ rất hợp với vùng đất này để phục vụ nhu cầu thị trường trong dịp Tết. Những năm gần đây, “hoa Măng Đen” luôn là thương hiệu được nhiều người dân Kon Tum và các tỉnh thành lân cận mong chờ, lựa chọn.
Chỉ còn mấy ngày nữa là tới Tết Nguyên đán Mậu Tuất, nhu cầu mua sắm của người dân đang tăng cao; giá cả các mặt hàng thực phẩm tươi sống, trái cây trên thị trường cũng tăng dần theo sức mua. Hiện các mặt hàng này đã lập mặt bằng giá mới và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng khi cận kề tết.
Ngày 9/2, tại Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh tổ chức sơ kết đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2018.
Càng gần đến Tết Nguyên đán nhu cầu sử dụng xe của nhiều gia đình tăng cao. Với sự thoải mái, tiện lợi khi sử dụng cộng với thủ tục thuê xe đơn giản, nhanh gọn nên nhiều gia đình chưa có điều kiện sắm ô tô đã lựa chọn dịch vụ thuê xe tự lái. Vì vậy mà dịch vụ này ngày càng nở rộ...
Phát huy vai trò, nhiệm vụ được giao, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh triển khai nhiều hoạt động quản lý chất lượng, xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người dân.
Có thể nói, suốt thời gian dài, công tác quản lý đất đai của các nông, lâm trường (nay là các công ty TNHH MTV lâm nghiệp) luôn là nỗi ám ảnh của những người có trách nhiệm bởi độ khó khăn, phức tạp của nó. Nhưng chắc chắn rằng, từ nay trở đi, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn bởi bài toán khó đã được giải từ hiệu quả của một dự án...
Chiều 6/2, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm năm 2017 và triển khai kế hoạch hành động năm 2018.
Việc huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và gắn sản xuất với tái cơ cấu nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới đã tạo ra những chuyển biến tích cực ở Đăk Glei.
Vào dịp tết, nhu cầu mua sắm hàng hoá của người dân toàn tỉnh nói chung và người dân nông thôn nói riêng thường tăng cao. Để phục vụ nhân dân sắm tết và giúp người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận hàng hóa Việt Nam bảo đảm chất lượng, giá cả hợp lý, đợt này, Sở Công thương phối hợp với các doanh nghiệp, các huyện tổ chức đưa hàng Việt về bán ở các vùng nông thôn.
Thực hiện yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường, Nhà máy chế biến tinh bột sắn Phương Hoa (thôn Đăk Sút, xã Kroong, huyện Đăk Glei) đã cắm biển công khai vị trí xả thải ra sông Pô Kô.
Giá tiêu chỉ còn từ 60.000 – 65.000 đồng/kg, giá cà phê nhân vẫn duy trì ở mức thấp, chỉ 35.000 – 36.000 đồng/kg. Việc hồ tiêu, cà phê trượt giá mạnh khiến người nông dân gặp không ít khó khăn.
Đã 16 năm rồi, kể từ ngày 31/1/2002 - ngày thành lập huyện Kon Plông mới - đến nay, mỗi lần đến thăm lại Kon Plông, chúng ta đều không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay đến diệu kỳ của một đô thị mới bên cạnh một vẻ đẹp hoang sơ, huyền ảo của đại ngàn Măng Đen tựa hồ như cổ tích.
Kết thúc năm 2017, tuy còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của mưa bão và thực hiện các chính sách thắt chặt chi tiêu công, nhưng với sự cố gắng nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, ban ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội huyện Đăk Glei tiếp tục có bước phát triển, nhiều chỉ tiêu cơ bản hoàn thành kế hoạch đề ra.
Tết Mậu Tuất này, người tiêu dùng yên tâm hơn khi trên địa bàn tỉnh đã có thêm các địa chỉ tin cậy: các siêu thị, cửa hàng rau an toàn, thịt an toàn để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
Từ chỗ ăn tết nặng về vật chất, dành nhiều thời gian cho việc mua sắm, tích trữ lương thực, thực phẩm, bánh kẹo…, vài năm gần đây, người dân đã chuyển sang mua sắm tết gọn nhẹ, đơn giản, hướng đến việc chơi tết nhiều hơn. Chính vì vậy, dù chỉ còn hơn 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Mậu Tuất, nhưng sức mua trên thị trường vẫn khá yên ắng…
Đã quá thời gian thu hoạch 2 tháng nhưng Công ty Cổ phần Đường Kon Tum vẫn rất chậm trong thu mua mía. Trước thực trạng trên, không chỉ thấp thỏm lo sợ trọng lượng mía giảm, người trồng mía tại thành phố Kon Tum còn mất ăn mất ngủ, xót xa nhìn hàng trăm héc ta mía trổ cờ trắng đồng, xốp ruột, và có nguy cơ cháy trước nắng nóng.
Cuối tháng 9/2017, Phòng Kinh tế - hạ tầng huyện Ngọc Hồi xác định chợ Bờ Y (xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi) là chợ hạng 3. Tuy nhiên, với nhiều bất cập, vướng mắc, hiện nay, nhiều hộ kinh doanh đã tự rời khỏi chợ, mượn đất, dựng sạp buôn bán; một số tiểu thương khác hoang mang, đóng ki ốt, bày hàng hóa bán tràn dưới lề đường. 1 xã 2 chợ nhưng việc kinh doanh vẫn không ổn định, gây bức xúc cho người dân trên địa bàn.
Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.